TST:TTN214

Image
TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 214 Hoàng Trường Sa  phụ trách Chúc Mừng Công Chính Lên Ngôi  - Thơ Ngô Minh Hằng CÂU ĐỐI 1) Vế xuất với câu đối về "Giàn Giao Hưởng MAGA" của M-16:

Test: Thuốc uống tri Covid-19?

Thuốc uống trị Covid-19?  Molnupiravir chỉ ra hứa hẹn

Tác giả:  Angela Betsaida B. Laguipo

CTV TỰ DO lược dịch

Sau hơn một năm xẩy ra đại dịch do coronavirus (COVID-19), các nỗ lực tiêm chủng quốc tế đang tiến gần hơn đến việc chấm dứt đại dịch này. Mặc dù một số loại thuốc đã được sử dụng lại để giúp bệnh nhân mắc COVID-19, các nhà khoa học vẫn cố gắng khám phá ra một loại thuốc kháng virus, mà có hiệu quả chống lại hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng do coronavirus 2 (SARS-CoV-2) – tên loại virus gây ra đại dịch COVID-19.

Thuốc uống Molnupiravir. Hình: PHOTOCREO Michal Bednarek / Shutterstock.com

Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học North Carolina tại Chapel Hill đã báo cáo molnupiravir như là thuốc uống kháng virus tác dụng trực tiếp đầu tiên, mà có hiệu quả cao trong việc giảm mức độ virus lây nhiễm SARS-CoV-2 và axit ribonucleic (RNA) ở mũi họng.

Nghiên cứu, trên trang chuyên ngành y khoa medRxiv (*), trình bày rằng molnupiravir có đặc điểm an toàn và dung nạp thuận lợi, do đó làm cho nó trở thành một thuốc kháng virus đầy hứa hẹn chống lại SARS-CoV-2.

Sự lây nhiễm SARS-CoV-2

Tính đến ngày 25/6/2021, SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hơn 180 triệu người và dẫn đến cái chết của 3,9 triệu ca tử vong trên toàn cầu. Nhiễm SARS-CoV-2 có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng ở những người dễ bị tổn thương, như người già và những người có bệnh đi kèm.

Một số nghiên cứu đã xác nhận mối liên hệ giữa mức độ SARS-CoV-2 RNA ở mũi họng cao và tỷ lệ nhập viện. Tương tự, các nghiên cứu trên động vật cũng đã chứng minh mối liên quan giữa mức độ RNA của virus và tốc độ lây truyền.

Cho đến nay, không có phương pháp điều trị nào hiện có sẵn để tiêu diệt loại virus truyền nhiễm này và ngăn chặn sự lây truyền của nó cho người khác. Do đó, các nhà khoa học đang chạy đua để tìm ra một loại thuốc hiệu quả, như thuốc kháng virus đường uống, để giảm sự tiến triển của bệnh và tránh lây truyền.

Thuốc uống kháng virus tác dụng trực tiếp đầu tiên

Molnupiravir là một loại thuốc kháng virus thử nghiệm được sử dụng qua đường uống và nguyên thủy đã được phát triển để điều trị bệnh cúm. Merck, được gọi là MSD (Hoa Kỳ), đã phát triển molnupiravir với sự cộng tác của Ridgeback Biotherapeutics (Đức). Thuốc hiện đang được đánh giá trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, nghiên cứu MOVe-OUT, để điều trị cho những bệnh nhân không nhập viện với COVID-19 đã được phòng thí nghiệm xác nhận.

Các nghiên cứu tiền lâm sàng đã cho thấy hoạt tính kháng virus với phổ rộng của molnupiravir chống lại một số coronavirus, bao gồm cả SARS-CoV-2., Molnupiravir đã đựợc sử dụng như một phương cách điều trị và phòng bệnh để giảm sự nhân lên và sinh bệnh trên chuột.

Nghiên cứu hiện tại dựa trên kết quả của một thử nghiệm ở giai đoạn IIa đánh giá tính an toàn, khả năng dung nạp và hiệu quả kháng virus của molnupiravir khi được sử dụng để điều trị COVID-19.

Nhóm nghiên cứu bao gồm những bệnh nhân ngoại trú đã được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 và triệu chứng khởi phát trong vòng bảy ngày. Những người tham gia nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên để nhận 1:1 đến 200 mg molnupiravir hoặc giả dược phù hợp, hoặc 3:1 với molnupiravir (400 hoặc 800 mg) hoặc "giả dược" (placebo). Những người tham gia nhận được thuốc qua đường uống hai lần mỗi ngày trong năm ngày, với việc tăng liều được cho phép sau khi dữ liệu an toàn từ các nghiên cứu hiện tại và các nghiên cứu khác được hoàn thành.

 

Nhìn chung, 202 cá nhân được đưa vào nghiên cứu và nhận được ít nhất một liều molnupiravir hoặc giả dược trong khoảng thời gian từ ngày 19/6/2020 đến ngày 25/1/2021, tại mười địa điểm ở Hoa Kỳ. Trong số này, bảy bệnh nhân ngừng tham gia thử nghiệm do tác dụng phụ và người tham gia rút lui.

 

Nhóm nghiên cứu đã cô lập các ca virus lây nhiễm từ 43,5% số mẫu gạc mũi họng lúc ban đầu. Vào ngày thứ ba, các ca lây nhiễm cô lập (isolated infections) đã giảm xuống đến 1,9% ở những bệnh nhân được dùng liều 800 mg molnupiravir, so với 16,7% ở những người tham gia được cho dùng giả dược.

 

Hơn nữa, sự cô lập các ca virus lây nhiễm cũng giảm vào ngày thứ năm ở những bệnh nhân được dùng 400 hoặc 800 mg molnupiravir. Không có bệnh nhân nào thuộc một trong hai nhóm này (nhóm 400mg và nhóm 800mg) được phát hiện có biểu hiện mức độ virus truyền nhiễm, so với tỷ lệ 11,1% những người dùng giả dược.

 

Thời gian để thanh thải (clearance) RNA của virus đã giảm ở những người tham gia nhận liều 800 mg molnupiravir so với những người dùng giả dược.

 

Về mặt an toàn và khả năng dung nạp, thuốc có ít và chủ yếu là các tác dụng phụ ở mức độ thấp. Tỷ lệ các tác dụng phụ liên quan đến điều trị thấp nhất ở nhóm 800 mg. Các triệu chứng bất lợi duy nhất được báo cáo bao gồm nhức đầu, mất ngủ và tăng nồng độ alanin aminotransferase.

 

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng trong thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn IIa, molnupiravir được dung nạp tốt và có liên quan đến hiệu quả kháng virus mạnh. Các nhà nghiên cứu cũng báo cáo việc giảm phân lập virus lây nhiễm và thời gian loại bỏ RNA SARS-CoV-2, cũng như tăng số lượng người tham gia loại bỏ RNA virus. Hơn nữa, molnupiravir được phát hiện làm giảm đáng kể mức RNA SARS-CoV-2 so với những người được điều trị bằng giả dược.

 

Kết luận, kết quả của thử nghiệm này chứng minh tính an toàn, khả năng dung nạp và hiệu quả kháng virus của molnupiravir để giảm sự nhân lên của SARS-CoV-2 và đẩy nhanh quá trình loại bỏ virus lây nhiễm và hỗ trợ các thử nghiệm đang diễn ra của molnupiravir để ngăn chặn sự tiến triển của COVID-19 và loại bỏ chuyển tiếp SARS-CoV-2.

 

(*) Thông báo quan trọng

medRxiv xuất bản các báo cáo khoa học sơ bộ, mà không được "đánh giá ngang hàng" (peer-reviewed) và do đó, không nên được xem như hướng dẫn thực hành lâm sàng (hay những hành vi liên quan đến y tế) hoặc được xem như thông tin vững chắc.

 

Angela Betsaida B. Laguipo

Comments

Post a Comment

Popular posts from this blog

TEST:TTN203

Test:TTN202