TST:TTN214

Image
TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 214 Hoàng Trường Sa  phụ trách Chúc Mừng Công Chính Lên Ngôi  - Thơ Ngô Minh Hằng CÂU ĐỐI 1) Vế xuất với câu đối về "Giàn Giao Hưởng MAGA" của M-16:

Test: TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM - 26

 

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 26

Hoàng Trường Sa phụ trách

  

Ảnh tổng hợp từ Diễn Đàn Trái Chiều JMSS

CÂU ĐỐI

1) Vế xuất về nói lái:
Xuất: Củ không đứng vì cứng không đủ. (Khuyết danh)

2) Vế xuất về "Bà Bán Cá" của M-16:
Xuất:
Vui đời cầm bút viết chơi, kệ mẹ cá ươn cá ế. (M-16)

Đối 1: Có ngon gặp bà nói chuyện, đéo cha điếm thúi lộn sòng. (M-16)

Đối 2: Mở miệng "le-vồ" phang đại, cho bà bán cá tức chơi! (*) (HTS)


(*) "le-vồ" là "vồ lấy le" có "chình độ" cho đời phục!

3) Vế xuất về cụ “Bin Dê” của Hoàng Trường Sa:
Xuất: Cụ Bin Dê gặp nàng nào cũng muốn Bê Din(h) (*) (HTS)

(*) Bin Dê là chiết tự của BIDEN, tên anh BIN, tức cụ Bảy Đờn. “Bê Din(h)” là “anh bê nàng dzề dinh”.

4) Câu đối Tết Giáp Thân 2004 của Lội Ngược:

    Tiễn Dê cụ, đuổi Mùi không Quí, mũi ngửi Mùi Gà toi vì cúm,
    Đón Khỉ gió, gặp Gà mắc dịch, Thân mặc Giáp đợi xuân Ất Dậu !
 (Lội Ngược)

(Theo Web Ý Kiến)

5) Vế xuất về “Cơm và Phở” của LMTT:

Xuất: Răng muốn trắng lại đen, tóc muốn đen lại trắng (Vương Trọng)
Đối: Sáng chở cơm ăn phở, tối chở phở ăn cơm (*) (LMTT)

(*) Sáng chở vợ ("cơm") đi ăn phở, tối chở bồ nhí ("phở") đi ăn cơm.


Vế đối này dùng thành vế xuất về "cơm và phở":

Xuất: Sáng chở cơm ăn phở, tối chở phở ăn cơm (LMTT)

Đối: Bò đi ngậm đứng nhai, lon đi nhai đứng ngậm (Việt Nhân)


Truyện cười: 

Vợ ra vế xuất chọc quê chồng

Xuất: Sáng chở cơm ăn phở, tối chở phở ăn cơm (LMTT)

Chồng già đối ghẹo lại mụ vợ

Đối: Đêm lớn muốn nhỏ quẹo, ngày lớn quẹo nhỏ muốn * (Việt Nhân)

(*) Trên lớn bảo, dưới nhỏ không nghe


6) Vế đối về khe “Bò Đái” của Hoàng Trường Sa:
Vế Xuất: Bò đái Bò Đái, bà đó chọc bò bò đá (HTS)
Vế đối: Đập đá Đập Đá, qua Mỹ đồng quy quy Mã (*) (HTS)

(*) Dân làm nghề đập đá ở vùng Đập Đá, Bình Định, kéo nhau vượt biên qua Mỹ hội tụ bên nớ.

7) Vế xuất về "trắng đen" của Vương Trọng:
Xuất: Răng muốn trắng lại đen, tóc muốn đen lại trắng (Vương Trọng)

Đối 1: Xưa nhiều sỹ hiếm sỉ, nay nhiều sỉ hiếm sỹ ! (Việt Nhân)
Đối 2: Xưa học giả bằng thiệt, nay học thiệt bằng giả ! (Việt Nhân)
Đối 3: Dưa vỏ xanh trong đỏ, táo vỏ đỏ trong xanh (Việt Nhân)
Đối 4: Phở vợ chê bồ khen, cơm vợ khen bồ chê (Việt Nhân)
Đối 5: Lon Hồ mê Chu chán, chim Hồ chán Chu mê * (Việt Nhân)
Đối 6: Nhập muốn nhanh lại chậm, xuất muốn chậm lại nhanh. (Hai Saigon)
Đối 7: Cộng thấy mạnh mà yếu, Quốc thấy yếu mà mạnh (**) (HTS)
Đối 8: Cộng thù dân thân Tàu, Quốc thù Tàu thân dân (Việt Nhân)
Đối 9: Cộng giết dân sợ Tàu, Quốc giết Tàu sợ dân (Việt Nhân)
Đối 10: Cộng cướp dân cúng Tàu, Quốc cướp Tàu cúng dân (Việt Nhân)
(*) Chu ân Lai là dân bê đê
(**) Cộng: Việt cộng; Quốc: Quốc gia VNCH

8) Hơn 40 vế đối của Nina và 2N:

a) Vế xuất: Cụ ngông đi theo Cộng ngu! (HTS)
Đối 1: Con ngốc khen trái Cốc ngon.
Đối 2: Sầu Đâu trái chiến đầy Sâu.
Đối 3: Đồng sâu lạnh lẻo sầu đông.
Đối 4: Dầu Sến phủ bóng Dền Sấu.
Đối 5: Rồng Cua đùa giỡn Rùa Công.
Đối 6: Cóc Sáo cà khịa Cáo Sóc.
Đối 7: Cu Cồng bắt chước Công Cù.
Đối 8: Mò Cu đụng phải mu Cò.
Đối 9: Phóng trụ mù mắt phú Trọng.
Đối 10: Trọng lồ/loàn lộng kiếng lộ/loạn tròng.
Đối 11: Lò tôn tôn lề lòn to …

b) Vế xut: Răng muốn trắng lại đen, tóc muốn đen lại trắng (Vương Trọng)
Đối 1: Đế vi hành biệt kinh, Hậu vi kinh biệt hành.
Đối 2: Tóc mất tiêu còn muối , răng bán muối đời tiêu?!
Đối 3: Bắc kỳ quê đéo chịu, Nam kỳ chịu đéo quê!
Đối 4: Chị buôn hương bán phấn, em buôn phấn bán hương!
Đối 5: Lão bả chó thuốc chuột, Hồ mặt chuột lòng chó.
Đối 6: Rắn không râu có nọc, Rồng không nọc có râu.
Đối 7: Gái chưng vàng mỏ đỏ, gà chưn đỏ mỏ vàng.
Đối 8: Trọc buông kinh hành kệ, Nữ buông kệ hành kinh.
Đối 9: Mỹ kỳ xanh kỳ trắng, Kỳ thị trắng thị xanh!
Đối 10: Trump. an dân bảo quốc, Ô. mại quốc buôn dân
Đối 11: Bán tưởng lời thời lỗ, buôn tưởng lỗ thời lời!
Đối 12: Thế xuân thu chiến quốc, thời chiến quốc xuân thu!
Đối 13: Việt da vàng máu đỏ, Cộng bảng đỏ sao dzàng.
Đối 14: Vịt kỳ chân đỏ mỏ vàng, Vịt cục chân vàng mỏ đỏ.
Đối 15: 
Vịt tàu vỏ đỏ ruột vàng, Vịt nô vỏ vàng ruột đỏ

c) Vế xuất: Người có lông mép thường có mông lép. (Khuyết danh)
Đối 1: Nàng mừng Lạy chàng gặp thằng Chạy làng!
Đối 2: Nấm hô Qua Mỹ ngôn liền Ma Quỷ!
Đối 3: Trọc/Sư đem Cái mỏ dấu vào Mái cỏ!
Đối 4: Gã săn Sóc Cò gặp toàn Cóc Sò
Đối 5: Nấm mò Qua Mỹ thất thanh/phát ngôn Ma Quỷ!
Đối 6: Cụ vừa Vật mụ gặp cụ Mật vụ!

d) Vế xuất: Bò đái Bò Đái, bà đó chọc bò bò đá (*) (HTS)
Đối 1: Xẻo Lá Xẻo Lá, xẻo lá dùi lổ xỏ lá.
Đối 2: Xẻo Lá Xẻo Lá, Xẻo Lá thù bọn Xỏ lá.
Đối 3: Thành hồ Thành Đô, bộ đội vơ đồ đội bộ.
Đối 4: Hồ Quang hồ lang, hàng lô hàng lốc hồ lang.
Đối 5: Chủ Bí Chủ-Bí, bộ đôi chí thú đội bô.

Ảnh tổng hợp từ Diễn Đàn Trái Chiều JMSS


e) Vế xuất: Bác Hồ nói vú sữa Miển Nam to nậy, bác cũng mầng (JMSS)
Đối 1: Bả Chó thuốc bà Cát Hanh Long chết thảm, hồ lang sói.
Đối 2: Bè đảng cướp chính quyền Đại Việt non trẻ, hồ chó mị.

f) Vế xuất: Chị em Vất Vả, nhưng mà Hối Hả ... THIỆT HẢ? (JMSS)
Đối : Răng lợi Vẩu Mắm, nhưng-quỳ Mẻ Nấm …THỐI KHẮM? (Nina)

 

THƠ

Long Lanh Giọt Buồn

Giọt buồn rơi ướt long lanh
Bước về cõi lạ nỡ đành đoạn sao
Để người ở lại nghẹn ngào
Ngoài tầm mắt nhớ đớn đau câm lời...

Mi ướt đỏ nhìn xa xôi
Chỉ còn kỷ niệm cõi đời phù du
Chiếu nắng hạ trở gió thu
Trời đang quang đảng sương mù phủ giăng

Lá chưa úa, nắng chưa tàn
Tìm đâu ra chữ trách than cảnh đời
Cuối đường bước lạnh đơn côi
Lặng thầm đắng giọng nói lời phân ly

Tiếc buồn cho một người đi
Lặng thầm không nói câu gì với nhau
Để người ở lại nghẹn ngào
Trách than phần số nỡ nào rẽ duyên

Giọt buồn rơi đọng ưu phiền
Cũng đành đỏ mắt giữ riêng trong lòng …

 

thylanthảo

20/1/2021

 





 


Trường Sa Hành

Trường Sa! Trường Sa! Đảo chếnh choáng
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề
Lính thú mươi người lạ sóng nước
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi

Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cững rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh lớn
Mà Hiu Quạnh lớn vẫn làm ngơ

Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỉ
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên

Bốn trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh

Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi ?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời

Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi ?

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh

Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần
Kinh động đất trời như cháy đảo...
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân



 

Ta ngồi bên đống lửa man rợ
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi
Nghe cây dừ ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi

Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu

Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê

Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức âm u sáng
Ta thấy đầu ta cững sáng trưng

Đất liền, ta gọi, nghe ta không ?
Đập hoảng vô biên, tín hiệu trùng
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc
Con chim động giấc gào cô đơn

Ngàỵ Ngày trắng chói chang như giữa
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên

Ôi! Lữ cây gầy ven bãi sụp
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh

San hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cững mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.


Tô Thùy Yên
(8/1974)

 

Học sinh vùng cao Lao Cai

TIẾNG VIỆT DỄ THƯƠNG

Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ (gọi là Kỳ Cọ)
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi

Ôi! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
Nam mần Sơ Sơ, Bắc làm Lấy Lệ

Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
Nam bắt Vạc tre, Bắc kê Lều chõng
Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơ Vậy Đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm giỏ Tre

Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bãi, Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng
 

 

 

 


 

Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
Bắc là Quá dại, Nam thì Ngu ghê
 

Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp
Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy
 

Bắc quậy Sướng Phê, Năm rên Đã Quá!
Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc
Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng
 

Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo
Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
Nam mê phiếm, Bắc thích đùa
 

Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang, Nam: Thơm Thơm đậu phọng
Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn
 

 


Nam toe toét “hổng chịu đèn”, Bắc vặn mình “em chả”
Bắc giấm chua “cái ả”, Nam bặm trợn “con kia”
Nam mỉa “tên cà chua”, Bắc rủa “đồ phải gió”
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ 

Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê sô
Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm
Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan
 

Bắc xuýt xoa “Cái Lan xinh cực!”,
Nam trầm trồ “Con Lan đẹp hết chê!”
Phủ phê Bắc trùm chăn, no đủ Nam đắp mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu…

Sưu tầm

 

 


GỬI EM CÔ GÁI BÌNH LONG !

 

Nhớ theo Hổ Xám vào An Lộc
Đội pháo trên đầu như đội mưa
Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ xưa.


Trong tiếng đạn reo mù khói trận
Bỗng gặp em, cô giáo như mơ
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu, như đọc thơ.


Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Chúa ơi, Biệt Kích là thi sĩ
Thi sĩ cầm gươm như đi chơi.


“An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt Kích dù vị quốc vong thân”
Lời thơ hôm ấy sao hay quá
Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi.


Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ ?
Cô giáo hôm xưa đã lấy chồng ?
Chúc em hạnh phúc răng long bạc
Còn anh hôm nay vào Phước Long.


Anh theo quân vào nơi hiểm địa
Hét tiếng xung phong đến vỡ trời
Bắn cháy xe tăng như uống rượu
Mà tưởng em đang rót chén mời.

 

 

 

Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ

Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Mãnh hổ nan địch quần hồ bại
Anh thối binh về mà thấy oan.


Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa
Toán Delta bị kích giữa đàng
Ôi lại Phước Long lưu chiến tích
Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang.


Và chừ giờ đang ngồi bó gối
Tay xích chân xiềng trong trại giam
Máu bụng vẫn tuôn ra như suối
Anh biết mình thôi thế là tan.


Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ
Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ
Họa bút thành thơ như tiếng oanh.


“Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lại chinh chiến kỷ nhân hồi”
Xá gì một cõi đi về đất
Biệt Kích lưu danh, Biệt Kích đời”.


Biệt Kích vô danh

 


ĐIỆN ẢNH

 

Live and Let Die - 1973 Roger Moore


Enter the Dragon - Long Tranh Hổ Đấu - Lý Tiểu Long 1973

Thơ nhạc

Nhân dịp Lễ Phục Sinh 2021, BBT TỰDO xin gửi đến bạn đọc bài viết "Phạm Thiên Thư thi sĩ lãng mạn" của tác giả Trương Văn Khoa, sau đây là 'Lời nói đầu' về bài viết:

Thi sĩ Phạm Thiên Thư xuất hiện vào đầu những năm 1970 liền gây xôn xao trong giới Văn học nghệ thuật miền Nam. 

Ở lĩnh vực âm nhạc, những bài thơ của Phạm Thiên Thư qua tài phổ nhạc của Phạm Duy rất được yêu thích trong giới trẻ đó là các ca khúc Ngày Xưa Hoàng Thị, Em Lễ Chùa Này, và Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng  từ bài thơ Động Hoa Vàng.

   
Vào thời điểm mà cuộc chiến Việt Nam đến hồi khốc liệt. Hầu hết những thanh niên trong lứa tuổi động viên đều phải lên đường nhập ngũ. Tin tức từ mặt trận cùng những tờ điện tín báo tin người lính ra đi không về ngày càng nhiều. Tâm trạng của thanh niên ở Hậu phương hoang mang, người dân thì lo sợ. Mọi người mong cho cuộc chiến  mau  tàn với giấc mơ Hòa bình.. đúng lúc bài thơ Ðộng Hoa Vàng của Phạm Thiên Thư xuất hiện có tác dụng như viên thuốc an thần cho người dân  mien nam  VNCH.

Đọc thơ ông, ta tìm thấy những điều phong phú và mới lạ về con người, tình yêu và thiên nhiên. Giữa lòng quê hương ngập tràn khói lửa chiến tranh ông bình thản lập cho mình một cõi thi ca riêng với lời thơ trau chuốt,lãng mạn và đậm chất Thiền…  Động hoa vàng là một câu chuyện tình yêu trong sáng, không nhuốm màu tục lụy. Như một viên ngọc lung linh huyền ảo, nó dẫn người đọc tìm về một thế giới tĩnh lặng, mộc mạc đắm mình trong cõi hương Thiền. Không khó khăn để nhận ra rằng mùi Thiền thấm  từng câu, từng chữ và tạo nên nét đẹp thâm trầm cho bài thơ.

Câu chuyện “gã từ quan” coi thường danh lợi, gạt bỏ những thị phi  mà tìm về cội thông xanh, dòng suối tuôn chảy, nương náu chốn núi cao , nhà thơ đưa ta đến không gian bát ngát có hoa vàng, mây trắng,  không còn hận thù, chỉ có gió, trăng, hoa vàng…  đó là không gian lý tưởng cho những người quá mệt mỏi muốn tìm về thiên nhiên để tĩnh dưỡng tâm hồn :
              
              Rằng xưa có gã từ quan
              Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
              Thôi thì thôi để mặc mây trôi
              Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
              Thôi thì thôi, chỉ là phù vân
              Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi
              Chim ơi chết dưới cội hoa
              Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà
              Mai ta chết dưới cội đào
              Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu.

Thật đáng trách thi sĩ Thiên Thư, đã biết đời là Vô thường, có đó rồi mất đó,  vậy mà lên non tìm động hoa vàng ngủ say..để rồi thức dậy lo xa :

              Mai ta chết dưới cội đào
              Khóc ta xin nhỏ lệ vào Thiên thu...

Đọc 2 câu cuối bài thơ ta trách Thi sĩ Thiền sư thừa biết: Sinh, lão, bệnh ,tử không ai tránh khỏi vậy mà khi chết xin người còn sống khóc cho mình. Thật khổ,  Đại đức quên lời Phật dạy trong bài giảng "Tứ thánh đế "

TIẾU LÂM

1) Nhất thế giới

Để dư luận thế giới chú ý đến nạn đói đang hoành hành ở nhiều nước thuộc thế giới thứ ba, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hiệp Quốc quyết định mở cuộc thi vẽ lớn với đề tài: cảnh đói khát khủng khiếp nhất. Nhiều hoạ sĩ nổi tiếng thuộc các nước nghèo sôi nổi tham gia cuộc thi. Họ cố mô tả thật sắc nét tình trạng đói khát cùng cực ở đất nước mình, đặng tranh thủ sự trợ giúp của các nước giàu. Tuy nhiên, lọt vào vòng chung kết chỉ có tranh của hoạ sĩ ba nước : Ấn Độ, Campuchia và Việt Nam. Ba bức tranh này được đưa ra xét kỹ tại một hội đồng giám khảo quy tụ nhiều hoạ sĩ bậc thầy.

Tranh Ấn Độ được xét đầu tiên. Mọi người trầm trồ tán thưởng bức tranh vẽ hai người Ấn gầy giơ xương đang tranh nhau một miếng thịt bò. Chủ tịch Hội đồng Giám khảo nhận xét:“Người Ấn tôn thờ bò. Vậy mà giờ đây, họ chẳng những mổ bò làm thịt, mà còn tranh nhau từng miếng thịt nhỏ. Qua đó đủ biết ở Ấn Độ, tình trạng đói khát ghê gớm đến mực nào!” Bức tranh được toàn thể Hội đồng Giám khảo nhất trí tặng giải ba.

Đến lượt bức tranh Campuchia đưa ra, mọi người rùng mình khi thấy một người Khmer, nom hệt bộ xương, đang ngồi trên đống xương khô (nạn nhân thời Pol Pot), hai tay cầm đầu ống xương cho vào mồm, má hóp lại để cố mút chút tuỷ may ra còn sót lại. Sau một hồi bàn cãi, các vị giám khảo biểu quyết bức tranh thê thảm ấy được giải hai.

Còn bức tranh của Việt Nam ta? Cả phòng ồ lên sửng sốt khi người ta giới thiệu bức tranh. Và không hề bàn cãi một lời, toàn thể Hội đồng Giám khảo nhất trí tặng nó giải nhất. Có ý kiến còn cho rằng nó xứng đáng được trao giải đặc biệt...

Bức tranh Việt Nam ta hết sức giản dị: cái lỗ đít bị mạng nhện chăng đầy.

Trần Khốt
Tiếu lâm chính trị (Việt Nam, năm 1980)

2) Con gái Bắc Ninh

Cơ quan làm tiệc mừng Tân Niên 

Ông Giám Đốc tuổi đã sáu nhăm

Nhưng tính vẫn băm lăm có hạng.

Cho mời một cô ca sĩ hạng nặng 

Rất sexy đến đặng giúp vui. 

Cô này dáng lẳng lơ một nùi.

Giám Đốc trổ ngay mòi dê cụ:

“Phần giới thiệu, anh để em tự 

Nói về bản thân tí nghe em.”

Cô ca sĩ nở nụ cười duyên, 

Chớp chớp mắt choang liền tức khắc:

Em xin đáp bằng thơ lục bát:

“Với các anh, em xin thưa trình.

Em đây quê ở Bắc Ninh, 

Em nghiêng mái tóc, mái đình nghiêng theo.” 

Cả hội trường vỗ tay rào rào.

Phó giám đốc lẽ nào chịu kém

Vội hỏi ngay, cốt là lấy điểm:

“Chắc em độ mười tám thôi ha?

“Dạ không, em đã hăm ba.

Em nghiêng mái tóc, cái nhà nghiêng theo.”

Cả hội trường lao xao, hồ hởi.

Chủ Tịch Công Đoàn ngả ngớn hỏi:

“Gia đình chưa? Có tới mấy con?”

“Chồng em ở tận Hải Dương.

Em nghiêng mái tóc, cái giường nghiêng theo.

Con chưa có đứa nào đeo.

Chồng em xa vắng, em treo cửa mành.” 

Toàn hội trường náo loạn, tưng bừng, 

Ông Kế Toán Trưởng phùng mang hét: 

“Vậy em ở đâu, mau cho biết.”

Cô ca sĩ vẻ khép nép, nỉ non:

“Nhà em ở bến Vân Đồn,

Em nghiêng mái tóc...”

Hội trường im bặt.

Ai cũng mồm há hốc, chờ mong...

Cô ca sĩ chậm rãi, nhẹ nhàng:

“Em nghiêng mái tóc...tâm hồn nghiêng theo!”

Và kết luận, trong tiếng lao xao 

Cùng những lời lầu bầu cụt hứng 

Của cả một hội trường hụt hẫng:

“Nhưng em thích suy luận thầm kín

Của các anh thật...nhiều lắm lắm!”

 

CHẨM TÁ NHÂN

(phóng tác 05/03/2020)


 






3) Tôi chính là "Cục gạch" mùa đông của Bác

Sau khi bác Hồ về chầu hai cụ tổ Mác mí Lê của bác, BCT quyết định lập một viện bảo tàng cho bác để nhân dân ngoài chiện viếng xác (thúi) còn được chiêm ngưỡng những kỷ vật quý hóa gợi nhớ đến quãng đời thanh bạch, hy sinh, đầy cực khổ của bác trên con đường cú nước.

Thế là các tòa đại sứ VN tại các quốc gia mà bác đã từng sống qua ra thông báo ai có giữ được những vật dụng hay hình ảnh về bác thời bần cố thì mang đến trình với TĐS sẽ được trọng thưởng. Chỉ ít lâu có một bà cụ ở Paris đến TĐSVN xin gặp người phụ trách. Bà rụt rè thưa:
- Tôi biết rõ phòng trọ mà bác đã từng ở suốt thời gian ở Paris.

Người của TĐS vui mừng hỏi:

- Thế bà có hình ảnh về căn phòng trọ đó à?

Bà cụ nhỏ nhẹ nói:

- Không, nhưng ông nhớ câu chuyện bác đã trải qua suốt mùa Đông lạnh lẽo ở Paris trong căn phòng trọ rẻ tiền không lò sưởi, và bác phải hàng đêm dùng cục gạch nung để giữ ấm không?

- Ai chà, chuyện vô cùng cảm phục về thời hàn vi của bác sao lại không nhớ? Thế bà giữ được ... cục gạch đó à?

- Thưa ông, đúng vậy!

- Ô! Thế thì hay quá, bà mau đưa ra đây, sẽ có thưởng. Nhưng phải đúng nhé, chúng tôi sẽ cho thử nghiệm tuổi của viên gạch ít ra cũng phải từ 50 năm thì mới khả tín...

- Vâng, ông đừng lo, tôi có giấy tờ chứng minh đàng hoàng.
- Thế cơ à, thế bà đưa xem nào.

Bà cụ chậm rãi rút ra một tờ giấy cũ vàng nhưng rất thẳng thớm. Viên lãnh sự cầm xem và nhíu mày lẩm bẩm:

- Đít-nớp (19) xanh (5) 19... Ma sê-ri Ma-ri (Ma chérie Marie: Ma-ri cưng của anh) ... cái giấy này là...

Bà cụ trả lời:

- Vâng, tôi chính là ... "Cục gạch" đó, thưa ông.

mythanh
(Viết lại từ chuyện cười dân gian, 1/2010, DCVOnline.net)

4) Điểm tích cực khi bị sa thải

Tèo nộp hồ sơ xin việc vào một công ty lớn. Sau khi xem qua một lượt, người tuyển dụng nhận thấy Tèo đã bị sa thải ở tất cả những công ty mà anh từng làm việc trước kia, anh ta lắc đầu ngao ngán nói:

– Tôi phải nói rằng, hồ sơ của anh thật sự quá tệ. Anh bị tất cả các công ty kia sa thải, chẳng có lấy một lý do nào để công ty chúng tôi tuyển anh cả.

Tèo thở dài đáp:

– Chẳng lẽ anh không hề nhận ra điểm tích cực trong việc tôi bị sa thải ư?

– Điểm tích cực gì cơ?

Tèo xởi lởi đáp:

– Thì ít ra tôi không bao giờ tự động bỏ việc.

– !!!

Nguồn: https://truyentieulam.vn/diem-tich-cuc-khi-bi-sa-thai/

5) Câu hỏi định mệnh
Một con tàu vũ trụ chở ba nhà du hành Liên Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức và Việt Nam đi thám hiểm vùng thái dương hệ. Tàu bỗng gặp “trục trặc kỹ thuật”, bị văng khỏi thái dương hệ, tới một nơi loài người chưa hề biết đến.

Ba nhà du hành chưa kịp hoàn hồn, lại thấy hai con tàu vũ trụ kỳ lạ chợt hiện ra, kèm sát hai bên tàu mình và bắt hạ xuống một hành tinh cũng có cỏ cây xanh tốt. Thì ra đây là hành tinh có con người sinh sống. Người ở đây lại hết sức thông minh nên chỉ sau vài giờ, họ đã có thể nghe hiểu và trả lời bằng tiếng nói của người trái đất.

Các nhà du hành chúng ta được đối xử lịch sự, thân ái. Nhưng đến khi cả ba ngỏ ý xin các vị chủ nhân tạo điều kiện cho họ trở về trái đất thì họ gặp ngaylời đáp lạnh lùng:

"Suốt bao đời nay, ở hành tinh chúng tôi có cái lệ bắt buộc với các vị khách ‘không mời mà đến’. Mỗi vị được phép đặt cho chúng tôi một câu hỏi. Nếu không trả lời được, chúng tôi sẽ lập ngay bệ phóng để đưa các vị quay lại thái dương hệ và trở về trái đất. Ngược lại, nếu chúng tôi trả lời được, các vị sẽ phải ở lại đây vĩnh viễn."

Ba nhà du hành chúng ta vô cùng bối rối. Nhưng vì muốn về ngay với vợ con nên cả ba quyết định cứ hỏi đại.

Thoạt tiên, nhà du hành vũ trụ Liên Xô hỏi:

"Ở hành tinh các vị, có máy tính điện tử không?"

Thay cho câu trả lời, mấy vị chủ nhân hành tinh bí ẩn dẫn người chúng ta đến một nhà máy chuyên sản xuất những máy tính điện tử mà vài thế kỷ nữa, trái đất ta may ra mới sản xuất nổi.

Đến lượt nhà du hành Cộng hoà Dân chủ Đức, tuy sợ lắm rồi, nhưng cũng cố hỏi liều:

"Thế các vị có sản xuất được máy đo chính xác không?"

Ba nhà du hành chúng ta lại được dẫn đến nhà máy đang sản xuất loại máy đo chính xác gấp trăm lần các máy đo hiện có trên trái đất.

Với vẻ mặt đưa đám, nhà du hành Liên Xô nắm chặt tay nhà du hành Việt Nam và nói:

"Số phận cả đội chúng ta bây giờ phụ thuộc hoàn toàn vào câu hỏi của tavarít [1] . Ráng suy nghĩ đi, anh bạn Việt thân yêu!"

Tavarít nhà ta tay chân lẩy bẩy, mồ hôi toát ra như tắm. Anh nghĩ bụng: “Hai tavarít đàn anh đã bị đo ván rồi, liệu mình còn làm được trò trống gì nữa!”. Mấy người hành tinh bí ẩn vẫn kiên nhẫn khoanh tay đứng chờ câu hỏi thứ ba, câu hỏi định mệnh cuối cùng. Nửa tiếng trôi qua, nhưng trong đầu nhà du hành đáng thương của chúng ta vẫn chẳng nảy ra được câu hỏi nào. Giữa lúc hốt hoảng, anh chàng bỗng buột miệng với giọng lắp bắp: "Ở đây... các... vị... có... có... Đảng... Đảng... uỷ... không?”

Các vị chủ nhân hành tinh bí ẩn trố mắt nhìn nhau, rồi hỏi lại:

“Đảng uỷ?”

“Vâng, các vị có Đảng uỷ hay không?”

Những người nhận câu hỏi bối rối ra mặt. Họ yêu cầu ba nhà du hành vũ trụ trái đất cho họ một thời gian để tìm câu trả lời. Ngay sau đó, họ triệu tập những người tài giỏi nhất hành tinh, cố tìm cho ra “Đảng uỷ” là cái giống gì. Mấy bộ bách khoa toàn thư đồ sộ nhất được lôi ra tra cứu, nhưng trong đó không hề có từ “Đảng uỷ” oai oăm nọ. Số người tài giỏi nhất mở hết cuộc họp này đến cuộc họp khác suốt cả tháng trời mà cũng chẳng giải quyết được gì. Cuối cùng, họ đành phải chịu thua câu hỏi của nhà du hành Việt Nam và

lập ngay bệ phóng để đưa con tàu chở các vị khách “không mời mà đến” trở về trái đất. Lúc tiễn ba nhà du hành chúng ta, người được coi là tài giỏi nhất ở cái hành tinh bí ẩn nọ bước đến bên công dân Việt Nam và gãi tai, hỏi nhỏ:

“Ngài có thể tiết lộ cho tôi được biết ‘Đảng uỷ’ là gì không, nếu đó không phải là điều tối mật của nước ngài?”

“Tối mật cái quái gì!” - Nhà du hành người Việt cười ha hả, đáp.

“Ở nước chúng tôi, “Đảng uỷ” [2] có vô thiên lủng. Chính các vị cũng vừa có một thứ ‘Đảng uỷ’ mà các vị không biết đó thôi!”

Những người chủ hành tinh bí ẩn tròn mắt kinh ngạc:

“Chúng tôi vừa có một ‘Đảng uỷ’? Sao chúng tôi lại không biết kìa?”

Nhà du hành nước ta cười kẻ cả, đáp:

“’Đảng uỷ’ là cái tổ chức hội họp triền miên mà chẳng giải quyết được gì, như các vị vừa làm trong suốt tháng qua đó!

Trần Khốt

Tiếu lâm chính trị (Việt Nam, năm 1980)

[1] Đồng chí, tiếng Nga.

[2] Đại từ điển tiếng Việt (Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội, 1999) giải thích Đảng uỷ là “Ban chấp hành đảng bộ”.

 

 

Comments

  1. Đẹp lắm, chút nưã đăng lên, Cám Ơn Anh Việt Nhân

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

TEST:TTN203

Test:TTN202