TST:TTN214

Image
TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 214 Hoàng Trường Sa  phụ trách Chúc Mừng Công Chính Lên Ngôi  - Thơ Ngô Minh Hằng CÂU ĐỐI 1) Vế xuất với câu đối về "Giàn Giao Hưởng MAGA" của M-16:

Test: TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM - 27

 

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM - 27

Hoàng Trường Sa phụ trách

Thơ Tranh "Tháng Tư Úa Nắng Hạ Vàng" của Songthy

CÂU ĐỐI

1) Vế xuất về nói lái:
    Các cô thích anh chàng ngông mà không thích anh chồng ngang. (Khuyết danh)

2) Vế xuất của Nguyễn Kiến Thiết:
    Luồn lọt lên lương, lỗi lầm lấp liếm, luật lệ làm lơ, lũ lọc lừa luôn lẫn lút (Nguyễn Kiến Thiết)

Nguồn: Thú Chơi Câu Đối

3) Câu đối về “Dao Thớt” của LMTT:

Xuất: Dao bén ngót quyết đánh vẩy, lột da loài cộng phỉ
        Thớt gỗ dầy thề đập mặt, bẹp đầu lũ hai mang
(LMTT)

Đối: Bút đầy mực thề vạch trần, tố cáo quân bán nước
        Bàn phím đây quyết gõ mãi, phanh phui bọn buôn dân
(HTS)

4) Câu đối “Hạnh Phúccủa M-16:

Xuất: Hôm nọ em rên... ôi ! hạnh phúc.
        Ngày sau anh còn thấy đau lưng.
(M-16)

Đối: Thuở trước “cua” em sao khổ quá.
        Năm nay em sinh một đàn con.
(Lê Nam)

5) Câu đối chơi chữ:
Xuất: Con rể nết na xem tử tế (Khuyết danh)
Đối: Ông chồng cay đắng kể công phu (Khuyết danh)

[Tử = con, tế = rể, tử tế = con rể;  Công = ông, phu = chồng, công phu = ông chồng]

Nguồn: Thú Chơi Câu Đối

6) Câu đối về "nhạc sĩ Trịnh Công Sơn" của M-16:

Xuất: Sông Rộng Khánh Ly quá nửa đời.
        Khe Nhỏ Hồng Nhung vô lương kiếp
(M-16)

Đối: Con-Sông Trần Trụi non tấc một,
        Sò Lông Đỏ Trịnh nát Diễm Xưa.
 (2N)

7) Vài vế đối của Nina và 2N
Xuất:  Củ không đứng vì cứng không đủ. (Khuyết danh)
Đối 1: Nó thiệt đứng là …Nứng thiệt đó (Nina)
Đối 2: Mưa Hương Dài nhớ Mai Hương Dừa (2N)

Vế đối này trở thành vế xuất “Tản mạn MƯA…”
Xuất: Mưa Hương Dài nhớ Mai Hương Dừa (2N)
Đối 1: Mưa đêm xong hoài Mong đêm xưa.
Đối 2: Mưa đẫy đó máy Mó đẩy đưa.
Đối 3: Mưa bên lờ mộng Mơ bên lừa.
Đối 4: Mưa đong đời gọi Mời đong đưa.
Đối 5: Mưa lơ thơ ướt Mơ lưa thưa.
Đối 6: Mưa xó xa nhớ Ma xó xưa.

(2N)

8) Thêm vài vế đối của vế xuất:
Xuất: Người có lông mép thường có mông lép. (Khuyết danh)
Đối 1: Kẻ tin Hồ Mao chẳng được hào mô. (*) (HTS)
Đối 2: Mai vô Thủ Đức đêm nay thức đủ. (**) (Hai Saigon)
Đối 3: Em đã Có Bầu vẫn thích bấu cò. (Hai Saigon)
Đối 4: Tôi thích Bồ Câu nên đã bầu cô. (Hai Saigon)
Đối 5: Bọn hít Đồ Tiên phải tốn tiền đô. (Hai Saigon)
Đối 6: Tin Hồ Mao chẳng hào mô, hao mồ. (***) (Nam Nguyên)
(*) “hào” là “xu”.
(**) Giọng Huế.
(***) “mồ” = mồ mả, chẳng nuôi dân được một xu, dân lại còn phải đóng thuế xây lăng cho Ku Hồ.


9) Vế xuất “Gởi Cụ Mong” của M-16:

Xuất: Bữa trước chun lộn mùng ai? Một Vế
        Hôm nay sao còn đứng đó? Hai Đùi
(M-16)

Đối: Đêm nọ mò giường cô nớ! Im Re
        Bữa ni bụng ai chừ bự! Khóc Ré
(HTS)

10) Vế xuất về “Tiểu Nhân” của M-16:
Xuất: Quân Tử vui niềm vui Thiên Hạ.
        Tiểu Nhân đắc ý một Đồng Xu. (M-16)

Đối: Sĩ phu lo nỗi lo Tổ Quốc.
        Phàm tục ước mơ ước Gia Đình.
 (HTS)

 

THƠ

 

    TUỔI MÙA THU

Mười lăm, mười bốn, hay mười ba
Tuổi quá năm mươi có phải già ?
Chút mầm yêu muộn em ươm giống
Để tuổi mùa thu ý nở hoa ...!

Ba mươi năm trước trăng huyền nhiệm
Anh bước ngược về theo lối quen
Đôi mắt thật hiền luôn mãi nhớ
Như lòng vẫn nhớ tháng tư đen ...

Trời xa sao bỗng dưng mây gió
Hội ngộ cùng trăng duyên thuở xưa
Tuổi em chớm úa thu rồi đó
Anh đã một thời ướt gió mưa ...

Buổi gặp nhà em, trăng mười bốn
Mi chớp thẹn thùa tuổi học sinh
Nhìn anh áo trận sương pha tóc
Một chút hồn nhiên đậm ý tình.

Để rồi sương gió trời lưu lạc
Mưa ngược tháng tư đắng nát lòng
Áo khổ sai đày thân đất Bắc
Trời Nam mờ mịt mắt xa trông ...!


Tám năm thoát khỏi đời giam cấm
Nhưng vẫn xích xiềng luôn bên thân
Cả đất trời Nam cờ đỏ thẫm
Biết đâu nương tựa để dừng chân ?!

Tình cờ đất khách thân lưu lạc
Gặp lại em, duyên đã an bày
Ba chục năm rồi em gợi lại
Tình buồn đất lạ thấm men cay ...

Em à em, tại sao không là
Tuổi mười lăm, mười bốn, mười ba
Để mình ngọt ý yêu cuồng nhiệt
Chung một vòng tay môi nở hoa

Bây giờ có muộn không em nhỉ
Một đóa hồng tươi có trễ tràng
Bên chồng có thật lòng em nghĩ
Tình yêu- gió mát buổi hè sang ...?!

thylanthảo

 

 


            Tháng Tư Về

Tháng tư về...nắng chờ mưa khắc khoải
Cầu chưa xây đã gãy nhịp duyên thề
Con dốc đời, trượt mãi cuối trời quê
Ngày tháng cũ xoay tròn trong ký ức...

Tháng tư về hong tình ta nóng rực
Bờ vai này ai thổn thức ngày xưa
Trước cổng trường ai đưa đón sớm trưa
Tìm áo trắng... lẫn trong ngàn áo trắng

Tháng tư về em ơi trời đổ nắng
Hàng sao xưa ai đốn… vắng đi rồi
Bước độc hành, đường cũ một mình thôi
Đâu áo trắng tóc thề ngang lưng xỏa...

Tháng tư về, em không còn ở đó
Phố, đường xưa bỗng hóa nghĩa trang buồn
Khoảng lặng trong ta chùng xuống nhiều hơn
Người cũng khác, thay đổi rồi tất cả

Con đường cũ giờ mang tên xa lạ
Điện Biên ơi Phan Thanh Giản đâu rồi ?
Trời không mưa mà đổ giọt ngậm ngùi
Xót hậu bối bôi tên người đi trước !

Chùa Xá Lợi chuông ngân buồn da diết
Sài Gòn ơi ta đã mất em rồi
Ta mất em từ độ tháng tư về
Mùa hạ ấy cháy đời ta trọn kiếp

Băm chín năm sầu đau chưa tan hết
Băm chin năm vàng son ấy lụi tàn
Ta lạc loài giữa bầy thú rừng hoang
Hồn ray rức với khung trời đã mất…

Tháng tư về... lơ thơ cành phượng đỏ
Báo hè sang, mùa chia biệt đôi đường
Em có về... qua nẻo cũ thân thương
Khép áo gói tiếng chuông chùa bên ấy…

Của một thời ta yêu nhau rực cháy
Một thời đem khắc khoải chép thành thơ
Vạn niềm mơ thoảng chốc có ai ngờ
Chinh biến ấy... đổi phận người... hóa thú



Trong đạn lửa ta tìm em khắp phố
Trên hoang tàn…còn lại nỗi hư vô
Em bặt tin từ dạo đó đến giờ
Trang đời úa.. lệ nhòe bao thư cũ…

Tháng tư về…Em ơi thương và nhớ
Những giòng sông nước mắt khóc phận người
Những đường xưa, thành phố mất tên rồi
Và ta cũng mất em từ dạo đó…

Tháng tư về…em ơi mùa phượng đỏ
Con ve sầu than thở chuyện tình xưa
Những con đường ôm mặt khóc chuyển mùa
Phố rưng lệ cúi đầu rung tiếng nấc

Tháng tư về…mùa chia ly tan nát
Người chốn xưa, kẻ lưu lạc phương nào
Con ve sầu thưa giọng tiếng buồn sao
Lá khô rụng… xiết mặt hè …giãy chết

Tháng tư về... em ơi mùa nước mắt
Cuộc chiến tàn…mình đã thất lạc nhau
Tháng tư về... mang cả vạn trời sầu
Nhuộm thành phố thương đau từng tấc dạ

Tháng tư về…Em ơi mùa lửa ấy
Cháy tình xưa…hoang hoải một phận người
Con ngựa già khuỵu té giữa triền đồi
Đành bất lực nhìn đời phai tóc rũ

Nay ta về, bước trên đường phố cũ
Mà ngỡ là trên đất lạ trời xa
Vàng son xưa vẫn sống mãi trong ta
Xin tưởng niệm cho những người đã khuất

Xin tưởng niệm thành phố tên đã mất
Đốt trên tay điếu thuốc thay hương trầm
Theo khói bay quyện vào cõi xa xăm
Có một góc trời thâm.. riêng ta đó …

Hoàng Điệp
Thành phố mất tên
(tháng 4/2014)



YÊU MÃI CỜ VÀNG

Tôi yêu mãi lá cờ vàng
Trắng tay vẫn thấy hiên ngang với đời
Cho dù lá rụng hoa rơi
Vẫn tình xưa vẫn nụ cười chiến binh
Vẫn như một thuở quân hành
Quê hương! Tôi vẫn vẹn tình quê hương.
Cờ vàng Tổ Quốc thân thương
Tôi yêu yêu mãi cờ vàng tôi yêu
Mất quê hương vẫn mang theo
Đời lưu vong cũng ít nhiều bể dâu
Dù cho có hắt hiu sầu
Tôi xin nguyện một lòng đau với cờ
Đường đi dẫu có xa mờ
Nhưng không nghiêng ngả mơ hồ trước sau
Cờ vàng Tổ Quốc trên đầu
Đâu vì chút lợi danh hầu lại quên
Trung kiên lòng vẫn vẹn nguyên
Tôi hiên ngang bước giữa điên đảo đời
Chẳng gì mua được tim tôi
Cờ vàng Tổ Quốc sáng ngời tin yêu.


A. K.

 


        Nhật Ký Tháng Tư

Hai mươi tháng Tư tiễn em đi Mỹ
Ta biết dễ dàng mất bé từ đây
Em lên máy bay, ta về đơn vị
Đất Biên Hòa buồn… chết điếng cỏ cây

Hai mốt tháng Tư ta vào Quân Đoàn
Ngồi nghe thuyết trình, nhận lệnh hành quân
Tay áo xăn cao một đời thám kích
“Kiến lửa bu đầy” nhột cả đôi chân

Hai hai tháng Tư... ta vào Đại An
Chứng kiến cảnh dân bỏ xóm bỏ làng
Dân chạy đến đâu… địch bò đến đó...
Đâu được như em chừ đã thênh thang

Hai ba tháng Tư… ta ngược Đồng Nai
Sương ôm mặt sông lau sậy thở dài
Địch xua quân tràn giữa đêm vắng lặng
Ta chỉnh pháo… và thây giặc chồng thây



Ta lạc mấy ngày trong lòng đất địch
Gọi đã khàn hơi chẳng thấy bạn bè
Thằng nào cũng đang giữ từng tấc đất
Đâu có thì giờ để cứu ta ra

Hai tám tháng Tư… ta ra lộ Một
Gặp ông tướng vùng thị sát thăm dân
Ông nói lung tung, ông thề sống chết
Ông nói xong rồi, ông bay biệt tăm

Hai chín tháng Tư… Biên Hòa xơ xác
Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang
Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết
Như tự chào mình - nát cả tim gan.

Ba mươi tháng Tư… ta ôm mặt khóc
Trên cầu Sài Gòn - cạnh phố Hùng Vương
Mười năm binh đao… mười ngày kết thúc
Ta, còn nguyên, mà… mất cả Quê Hương!!!

Trạch Gầm

 



NỖI BUỒN CHIẾN THẮNG

Anh bước đi giữa trời đất 
Bắc Hà Nội mưa phùn lạnh kẽ xương
Chiếc nạng gỗ khua từng tiếng nấc
Gõ nhịp thương đau xuống mặt đường

Như trụ đèn đêm không biết nói
Anh âm thầm đi giữa mùa xuân
Ðã cháy mộng vàng theo khói thuốc
Thời hoa niên xếp ở ven rừng

Những chiếc tượng đồng loang lổ máu
Khẩu hiệu mờ dấu vết thi đua:
"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước"
Anh cười, nước mắt chảy theo mưa

Tổ quốc bao năm rồi "thống nhất"
Anh về, đi giữa phố không quen
Hà Nội mang nỗi buồn chiến thắng
Thừa huy chương nhưng thiếu miếng ăn


Chiếc lá cuối mùa không chỗ rụng
Anh một đời thiếu chỗ dừng chân
Gánh nợ non sông đành gởi lại
Về đâu bốn phía gió mưa giăng

Dăm trẻ ăn mày ngơ ngác đứng
Tìm gì trong khoảng trống hôm nay
Hỡi em, cô gái quàng khăn đỏ
Lại gần anh nhận diện tương lai

Anh bước đi giữa trời đất Bắc
Mang niềm thương nỗi nhớ khôn nguôi
Máu và tim của hồn tổ quốc
Bốn nghìn năm chảy một dòng thôi

Quê anh đó phố phường Hà Nội
Lạnh lùng trong gió rét lê thê
Nhỏ nước mắt chào anh trở lại
Khóc một người con lạc lối về.

Trần Trung Ðạo 

 

    Tháng Tư, Năm 1975

Đêm hai mươi chín, đen như ngày sẽ mất !
Nghe loa vang tiếng giặc gọi chiêu hàng.
Ghì tay súng, lửa thù tim sôi hận.
Mắt hờn căm, cùng loạt đạn đáp lời.

Những người lính chợt vùng lên bất chấp.
Trong vòng vây, sinh tử đã có phần.
Ngày ba mươi, nghiêm chào nhau lần cuối.
Tình chiến hữu!... lặng người, xót xa đau.

Colt 45 từng mảnh, nát tan hồn,
Trôi chìm theo giòng nước đục quê hương,
Vào lòng sông, không vương vào tay giặc.
Đây mảnh đồng, một thời trên áo trận

 


Danh dự đây! bạc phận, đất chôn vùi.
Lịm theo hồn, thân này như đã chết.
Cố che dấu nhục hèn, từng… "BẤT KHUẤT"
Bước thẫn thờ với súng giặc kề lưng.

Làm quan chi?... sao sống để làm tù ?!
Trách mình hèn, chưa chết như chiến hữu.
Nợ nước nhà, ơn sinh thành dưỡng dục,
Sống trong đêm, nuốt nhục ước thấy ngày.

Ngày sống thừa, truyền đời sau ghi khắc:
Mẹ Việt Nam, lũ quỉ đỏ đoạ đày.
Còn hơi thở, còn hận loài cộng phỉ.
Cùng chung nhau gìn giữ Quốc & Quân Kỳ.

Ngày Quốc Hận, ngày ba mươi tháng Tư.
Ngày ba mươi, ngày đen như vận Nước!

Bùi Đức Tính

  

Sinh viên VN ở Pháp tuần hành tại Paris hôm 27/04/1975 để tang cho Việt Nam 

NHẠC

 Hoa Soan Bên Thềm Cũ

(Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Ca sĩ Thanh Lan)


Chiều trên phá Tam Giang

(Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh - Thơ Tô Thùy Yên - Ca sĩ Nhật Trường & Thanh Lan)


Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

(Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang)

 

TIẾU LÂM

1) Làm sao cô trả tiền bia

Một cô gái rất ư phóng khoáng
Bước vào trong một quán bán bia.
Nhưng cô không mang áo quần chi,
Trần như nhộng, "sexy" hết sức.
Tiến đến quầy, cô lững thững bước
Trước ánh mắt thán phục quý ông.
Cô tỉnh bơ, cất giọng lạnh băng,
Vẻ kênh kiệu bảo anh pha rượu:
"Cho tôi một ly bia "đại bự",
Thật lạnh, như sắp sửa đóng băng."



Anh pha rượu ngó cô chăm chăm. 
Mắt soi mói tưởng chừng xuyên thấu.
Cô gái chợt bừng bừng nổi cáu:
"Bộ anh từ hồi nhỏ đến giờ
Chưa hề thấy gái khỏa thân ư?"
Anh pha rượu: "Thưa cô, có chứ!"
Cô gái gằn giọng: "Nếu đã có
Tại sao ngó tôi kỹ thế kia?"
Anh pha rượu: "À, chỉ là vì 
Tôi muốn biết chỗ ni cô sẽ
Lấy tiền trả ly bia tôi chứ!"

CHẨM TÁ NHÂN
(phóng tác *)
04/19/2017

(*) UNE FILLE TOUTE NUE ET LA BIÈRE

Une jeune rebelle très libérée entre dans un bar toute nue, va vers le comptoir et demande au garçon une bière bien fraîche. Le barman reste là, à la regarder boire son demi: - Qu'est-ce qu'il y a, dit-elle, vous n'avez jamais vu une femme nue? - Oh si, souvent! - Et alors, qu'est-ce que vous regardez? - Je voudrais simplement voir d'où vous aller sortir l'argent pour me payer ! 

2) Đặt tên con là gì ???

Cô gái nọ nổi tiếng là xinh đẹp, thân hình nảy nở rắn chắc như thân con cá chuối, chân dài như nguời mẫu. Nàng làm bao nhiêu chàng trai si mê ngơ ngẩn. Một hôm, có buổi dạ hội cô gái xin phép mẹ đi dự. Trước khi đi mẹ dặn con gái:

- Con đã lớn rồi, nên học cách phòng ngừa những tên Sở Khanh đi.
- Làm thế nào để có thể phòng ngừa chuyện đó hả mẹ?

- Khi có đứa nào muốn đi xa hơn giới hạn cho phép với con, con hãy hỏi nó: "Chúng ta sẽ đặt tên con là gì?". Đàn ông thường sợ chuyện đó lắm.
Thế là cô gái nọ hăm hở đến dạ hội, nàng hôm đó đẹp như một ngôi sao trên trời, sáng bừng lên với bộ váy dài thướt tha màu thiên thanh. Các chàng trai đều thi nhau đến mời nàng nhảy.

Chàng trai thứ nhất tiếp cận nàng công chúa của vũ hội là một công tử cực kỳ đẹp trai, sau khi đi gần hết điệu Valse, chàng trai kín đáo hôn nhẹ vào bờ vai nõn nà của cô gái. Cảm nhận thấy khác lạ, cô gái liền hỏi:
- Chúng ta sau này sẽ đặt tên con là gì?

Nghe đến đây, anh chàng bỗng tái mặt, đưa cô gái về chỗ ngồi và lủi ra xa. Kẻ thứ hai là một chủ doanh nghiệp nổi tiếng giàu có, bước nhảy của anh ta cực kỳ thành thục, vòng tay rắn chắc khỏe mạnh. Cô gái thấy tâm hồn xao xuyến. Bỗng nhiên cô cảm thấy bàn tay đáng nhẽ đáng để hờ ở hông nàng đang di chuyển xuống mông. Cô lại thì thầm vào tai anh chàng lắm tiền nhiều của:

- Chúng ta sau này sẽ đặt tên con là gì?

Bước nhảy trầm ổn của chàng thương gia dần dần rối loạn, mắt anh chàng bỗng mờ đi. Kết thúc điệu nhảy, anh chàng lủi nhanh vào đám đông, quên cả chào tạm biệt bạn nhảy.

Tin tưởng vào lời nói của mẹ lắm rồi, cô gái tự động đi tìm nạn nhân mới. Lần này là một anh chàng trông rất ngố, rõ là ở nông thôn mới ra nhập cuộc sống nơi thị thành. Chàng ngố nhảy không đẹp, thỉnh thoảng lại giẫm vào chân cô gái. Sau một hồi vất vả, chàng ngố thấy quá ngượng ngùng vì sự vụng về kém cỏi của mình mới ngỏ lời mời nàng ra ngoài đi dạo. Đến một chiếc ô tô, hắn đưa nàng vào trong. Cảm thấy đến đây là đủ, cô gái liền hỏi:

- Chúng ta sau này sẽ đặt tên con là gì?

Chàng ngố im lặng, đáp lại câu hỏi của nàng bằng một nụ hôn nồng cháy. Sau khi dứt nụ hôn, cô gái hổn hển:

- Chúng ta sau này sẽ đặt tên con là gì?

Hắn vẫn không trả lời nàng. Nhẹ nhàng lột quần áo nàng ra. Khi hắn xong các thủ tục khởi động, cô gái cố gắng gồng ngưởi hỏi lại lần cuối cùng:
- Ch….úng ta sau nà…y sẽ đặt t…ên c.c..c…on l…à..à g…g….ì….ì?

Chàng ngố lúc này mới nhẹ nhàng rút trong túi quần ra một bao OK và nói với nàng:

- Nếu nó thoát được ra khỏi cái này…… chúng mình sẽ đặt tên nó là David Copperfield (Ảo thuật gia người Mỹ nổi tiếng thế giới).

3) Láu Cá Từ Nhỏ

Một mệnh phụ tay chơi đã 50 tuổi, chắc cũng thuộc loại "làm văn hoá", muốn trẻ mãi không già. Nghe tiếng ở núi Châu Đốc có ông Đạo bán thuốc tiên hiệu nghiệm như thần, uống vào nhìn trẻ còn nửa số tuổi. Mệnh phụ tay chơi tốn cả chục lượng vàng mới mua được thuốc. Uống xong, nhìn vào gương, hình như trẻ lại nửa số tuổi.

Người đẹp ra đường, gặp cô bé bán xôi, người đẹp hỏi:

- Em nghĩ chị bao nhiêu tuổi?

Cô bé đáp:

- Em đâu biết, nhưng em nghĩ chị khoảng 25 tuổi.

Người đẹp mừng quá, trả lời:

- Chị đã 50 rồi đấy.

Rồi gặp anh phu kéo xe, cũng hỏi:

- Chú nghĩ tôi bao nhiêu tuổi?

Anh phu đáp:

- Cháu không biết, nhưng nghĩ cô chỉ khoảng 25 tuổi.

Người đẹp yêu đời không thể tả:

- Thế à? Tôi đã năm chục rồi đấy.

Người đẹp bước vào chợ Đồng Xuân mua vải, cũng hỏi câu hỏi tương tự với cô bán hàng. Cô bán hàng cũng trả lời:

- Em nghĩ chị chỉ 25 tuổi là cùng.

Người đẹp cười sung sướng:

- Chị đã năm mươi tuổi rồi đấy.

Vừa bước ra khỏi chợ, một chàng thanh niên té xô vào người đẹp. Chàng thanh niên xin lỗi rối rít. Người đẹp đang yêu đời nên vui vẻ cười hỏi:
- Em đi đâu mà vội thế? Em tên gì? Em nghĩ chị bao nhiêu tuổi? Em đoán đúng chị cho 1 đồng ăn quà.

Người thanh niên trả lời:

- Em là Nguyễn Tất Thành, em 16 tuổi. Xin lỗi chị, em không nhìn thấy chị tại em bị mù từ nhỏ. Nhưng em học được phép "sờ vú biết tuổi" rất chính xác.

Người đẹp ngạc nhiên quá. Làm gì có thuật gì hay thế. Mình thử xem sao. Biết đâu sau khi uống thuốc thần, khuôn mặt mình trẻ lại mà thân hình cũng trẻ luôn, với lại chàng thanh niên này xinh xắn lanh lợi dễ thương, bị mù tội nghiệp, mà lại có phép thuật hay quá. Người đẹp đồng ý. Bước ra chỗ vắng, chàng thanh niên lùa cả hai bàn tay vào phiêu lưu nghiền ngẫm vài phút. Rồi chàng bảo:

- Chị 50 tuổi rồi.

Người đẹp ngạc nhiên:

- Em giỏi thật. Đúng quá. Đây chị cho 10 đồng, đúng hai chục bát phở đấy nhé. Sao chị thấy em chẳng có vẻ gì là bị mù. Làm sao em biết tuổi thật của chị?

- Tại em đứng ngay sau lưng chị trong chợ Đồng Xuân, em nghe chị nói chuyện với cô bán vải.

Nguyễn Khánh Đăng phóng tác

(Trích từ Ý kiến Bạn đọc, 11/2008, DCVOnline.net)

4) Giai thoại văn chương

Sau đây là những chuyện có thật mà người viết một thời từng là tác nhân hoặc chứng nhân. Lúc đó, khoảng đầu thập niên 1970, người viết là một “trưởng tràng” của một trường trung học công lập tại một quận lẻ tỉnh Tây Ninh. Buổi trưa, các thầy cô thường tổ chức nấu ăn tại nhà vợ chồng ông Lao công của trường. Gia đình ông Lao công nghèo, không con, được nhà trường du di thu xếp một phòng học làm nơi ăn nghỉ tại trường. Một buổi nọ, cô H., dạy văn trong trường, nhân lúc ăn uống vui vẻ, ứng khẩu ra một câu đối và mời mọi người đáp lại cho vui. Cô nói: 

    Cô Hồng cởi áo cô hồng trần. 

Mọi người bỗng ngừng đũa, mỉm cười nhìn nhau tinh nghịch chờ đợi câu trả lời, trong số đó có tôi. Là một người ham thích câu đối từ lúc còn nhỏ, tôi cũng cảm thấy bất ngờ, không thể nào đối đáp ngay được. Bỗng tôi sực nhớ đến tên mình và tên thường gọi ở nhà của thằng con trai trưởng là “Lục”, tôi đáp liền đáp:

    Thầy Ký lột quần thầy ký lục.

Một nam giáo viên mặt nghiêm nghị, ngó thẳng vào mặt tôi rồi lớn tiếng phản đối:

- Người ta mới cởi áo, anh làm gì mà gấp gáp quá vậy! Lột quần người ta rồi lục lạo tùm lum là nghĩa làm sao? Anh không bị đưa ra tòa vì tội sách nhiễu tình dục cũng là may!

Mọi người đồng loạt cười vang rân thiếu điều muốn sặc…

Đây cũng là một kỷ niệm vui mà anh chị em thường nhắc nhở sau ngày “mất dạy”: 30.04.1975 (Vì sau ngày nầy Việt Cộng không cho dạy nữa nên thành mất dạy).

Một lần khác ba anh em chúng tôi trong đó có một thầy dạy toán và một thầy dạy sinh vật có việc đi xa, bị mắc mưa giữa đường. Cả ba liền tắp vào một quán cà phê cạnh đường, vừa đụt mưa, vừa du dương điếu thuốc bên cốc cà phê phin nóng hổi. Tiệm cà phê khá lớn và rất đông nhân viên phục vụ. Đang ngồi lim dim nhả khói, bỗng thầy HTC, dạy môn vạn vật, nhớ lại chuyện hai con bò cạp giao hoan mà thầy có cơ may chứng kiến nên nảy ý làm một câu đối trong đầu rồi vừa cười mỉm, vừa rung đùi, ra vẻ khoái chí lắm. Thầy nghĩ rằng câu đối hóc búa nầy mà nói ra sẽ không ai đối được. Thầy cười duyên nói:

- Tôi dạy môn sinh vật nhưng nay tôi xin múa rìu, nghĩ ra câu đối nầy đố anh em đối được thì tôi sẽ phục sát đất. Nầy nhé:

    Con bò cạp, cạp con bò cạp, cạp chỗ bò mà bò chỗ cạp.

Thầy Cao T. Giám học của trường, nguyên là giáo sư ban toán, gốc người Huế, nổi tiếng hài hước trong trường, trầm tư tìm vế đối. Cũng may, trước đó mấy ngày báo Trắng Đen trong đó có tường thuật một vụ quan hệ tình cảm bất chính của một cặp thương gia bị đổ bể và bị đưa ra Tòa. Ngó ngay mặt thầy C., anh thách:

Nếu tao đối được thì mầy trả chầu cà phê nầy nhe! Còn nếu đối không chỉnh, tao sẽ trả hết, luôn hai gói Capstan. Mấy khách ngồi uống cà phê ở mấy bàn kế cận, cười tủm tỉm chăm chú lắng nghe.

Thầy Cao T. tằng hắng một tiếng rồi giả bộ nghiêm trang nói:

    Anh tiểu thương, thương chị tiểu thương, thương chổ tiểu mà tiểu chỗ thương.

Một tràng pháo tay nổ vang trong quán xen lẫn với tiếng cười vui. Thầy C. dạy môn sinh vật vừa gật đầu, vừa vỗ tay tán thưởng nhưng muốn tìm cách gỡ huề cho bớt “quê”, thầy nói:

- Bây giờ, nếu mấy anh đối được câu nầy, tôi sẽ mời chầu khác ngay tại đây vì trời vẫn còn mưa, chưa thể đi được. Cả bọn đồng ý. Không khí trong quán cà phê bỗng trở nên ấm cúng và vui nhộn lên đến nỗi mấy anh chị chạy bàn cũng đứng lại nghe ngóng một cách thích thú. Thầy C. ôn tồn nói câu mới:

    Thầy sinh vật, vật cô sinh vật, vật chỗ sinh mà sinh chỗ vật.

Anh tiếp viên trẻ, tự nãy giờ tuy đi tới đi lui nhưng vẫn chăm chú lắng nghe một cách khoái chí. Bỗng anh góp ý:

Xin phép mấy anh cho tôi tham gia được không?

Mọi người đồng thanh hoan hô và khích lệ cậu tiếp viên. Cậu ta làm ra vẻ rụt rè rồi đáp:

Em nói ra, nếu có gì sai, xin quý anh tha cho nhé! Em xin đối:

    Anh cà phê thương chị cà phê, phê chỗ cà mà cà chỗ phê.

Báo hại thầy sinh vật lại tốn thêm một chầu cà phê thuốc lá nữa…Còn mấy cô nữ tiếp viên đồng loạt cười vang rân rồi chạy trốn vào trong vì mắc cở…

NGŨ CÂN tiểu bối

Comments

  1. Quá đep trai rồi. Cám ơn Anh Việt Nhân

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

TEST:TTN203

Test:TTN202