TST:TTN214

Image
TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 214 Hoàng Trường Sa  phụ trách Chúc Mừng Công Chính Lên Ngôi  - Thơ Ngô Minh Hằng CÂU ĐỐI 1) Vế xuất với câu đối về "Giàn Giao Hưởng MAGA" của M-16:

Test: TTN113

TRANG THƠ NHẠC
VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 113

Hoàng Trường Sa phụ trách

Đảng, Nhà Nước Và Nhân Dân - Thơ BP461

CÂU ĐỐI

1) Vế xuất về nói lái của Khuyết danh:

Xuất: Ôi tiêu rồi - Tôi yêu rồi! (Khuyết danh)

2) Vế xuất “Quan Công - Quan Vân Trường” của Thơ Sĩ M-16:

Xuất: Hữu dõng vô mưu, háo danh hơn hám lợi.
    Đánh mất Kinh Châu, danh tuyệt mạng cũng vong. (Thơ Sĩ M-16)

Đối: Vô tài bất tướng, hữu danh mà vô thực
    Đụng quần Kinh Nguyệt, danh truyền nhục cũng truyền. (*) (HTS)

(*) Võ Tướng - Võ Nguyên Giáp (Tướng cầm quần bịt lon phụ nữ)

3) Thêm vế đối cho vế xuất “CHỒNG/TRỒNG” của Khuyết danh:

Xuất: Cô giáo con tươi trẻ luôn say mê "chồng" người (Khuyết danh)

Đối: Nhật từ bò trọc đầu cộng không vú Thiền Am. (Nina)

4) Thêm vài vế đối cho vế xuất về nói lái của Khuyết danh:

Xuất: Hộ khẩu là Hậu khổ (Khuyết danh)

- Đối 1: Hương quản đạo quan hưởng. (.2N)
- Đối 2: Súng trường dương sướng trùng! (Hai Nu)
- Đối 3: Vu khống nàng không vú. (Việt Nhân)
- Đối 4: Lãnh tụ liệm tủ lạnh. (Việt Nhân)
- Đối 5: Đéo ngồi là đói nghèo! (Hai Nu)

- Đối 6: Âm điệu ấy yêu đậm! (.2N)
- Đối 7: Âm công hộ ông câm! (.2N)
- Đối 8: Âm cung toàn ung câm. (Nina)
- Đối 9: Âm giai oán ai 'dzâm'. (Nina)
- Đối 10: Gia cơ bần giơ ca! (*) (Hai Nu)
- Đối 11: Gia đình cùng đinh già! (.2N)
- Đối 12: Gia thần lụy thân già! (.2N)
- Đối 13: Nhà ở tạm nhờ ả. (Hai Nu)
- Đối 14: Nhà tập để nhập tà. (Nina)
- Đối 15: Liệng cống hình lộng kiếng (**) (HTS)
- Đối 16: Bảo sanh thật bảnh sao! (.2N)
- Đối 17: Quân viện khác quyên vận. (Nina)
- Đối 18: Chú đội bộ chối ..ụ. (Hai Nu)
- Đối 19: Tà quyền đạo tiền quà. (.2N)
- Đối 20: Quân trường không trương quần. (Hai Nu)
- Đối 21: Tổng lú nịnh lũ Tống. (Nina)
- Đối 22: Hổ Lào đớp lão Hồ! (.2N)
- Đối 23: Chính bọ hậu chó bịnh. (Nina)
- Đối 24: Chó bình khiễn chính bò. (Nina)
- Đối 25: Chú lính kê chính lú. (Hai Nu)
- Đối 26: Cả lú nghẹn củ lá (Tập) (Việt Nhân)
- Đối 27: Kẹt bác giá bạc cắc. (Hai Nu)
- Đối 28: Chú cọng đì chống cụ. (Nina)
- Đối 29: Cấm đái lảnh cái đấm (HTS)
- Đối 30: Cua chanh nấu canh chua! (Việt Nhân)
- Đối 31: Bắc cọng chọt bóng kẹt. (Hai Nu)
- Đối 32: Vẹt cọng ảo vọng kẹt. (Hai Nu)
- Đối 33: Nó hâm rượt nấm hô. (Nina)
- Đối 34: Bố Hạ là bá hộ. (.2N)
- Đối 35: Lão lú liếm lũ láo. (Hai Nu)
- Đối 36: Lão ké thầy kẻ láo. (Hai Nu)
- Đối 37: Tái sinh bởi Tính sai. (HTS)
- Đối 38: Âm hồ làm ô hầm. (Hai Nu)
- Đối 39: Đông mao lậu đau mông. (Nina)
- Đối 40: Phóng trục chà phúc trọng. (Hai Nu)
- Đối 41: Nga bần hậu bà ngân. (.2N)
- Đối 42: Đầu tiên hỏi tiền đâu? (Việt Nhân)
- Đối 43: Đơn giản như đang giỡn! (HTS)
- Đối 44: "Giải phóng" thành "phỏng dế! (Việt Nhân)
- Đối 45: Cọng phỉ tối kị phỏng. (Hai Nu)
- Đối 46: Phỉ hồ phi hổ phì. (Nina)
- Đối 47: Hải Ý luôn hỷ ái (***) (HTS)

(*) để ăn xin.
(**) Hình lộng kiếng = Hình Hồ Chí Minh.
(***) Cô Trần Thị Hải Ý.

5) Vế xuất “Trúc” của Thơ Sĩ M-16:

Xuất: "Làm ơn mắc oán", ơn cứ làm, mắc oán tính sau.
    "Nhân chi sơ" mềm như ngọn trúc, uốn sao cũng được. (*) (Thơ Sĩ M-16)

(*) Trường học và phụ huynh là những chiếc khuôn, uốn cho đứa trẻ biết "cuốn theo chiều gió", nhưng tâm lúc nào cũng phải đứng thẳng. Trường học là một chiếc khuôn cứng, đúc trò nào cũng như nhau. Phụ huynh là chiếc khuôn mềm. Đứa trẻ có đứng vững hay không là tùy thuộc phần lớn bản chất của phụ huynh.

6) Vế xuất “Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn Xem Chuông” của Thiên Nga TĐR:

Xuất: Ý tưởng lem nhem giống phường tuồng
    Coi kìa Nguyễn Văn Tuấn Xem Chuông
    Tuấn chỉ, Tuấn sờ, Tuấn la lớn
    Oi ìa ái ó ính ái uông... (*) (Thiên Nga TĐR)

Đối: Lời văn dõng dạc như bài hịch
    Nghe đây Tư Cố Hương Giảng Bài
    Hương giảng, Hương bày, Hương nhắn nhủ
    U à u ẹ wá u ơi…
(**) (HTS)


(*) Chôm ý thơ của Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương.
(**) You à, you ẹ wá you ơi! (Lói ngọng theo vế xuất)

Lay Nhẹ Cái Ống Quần - Thơ BP461 - Tranh Họa Sỹ BaBui

7) Vế xuất về nói lái của .2N:

Xuất: Đeo Sư Chân Tu - Đu Sư Chân Teo! (.2N)

- Đối 1: Đeo củ lá héo - Đéo cả lú heo. (Hai Nu)
- Đối 2: Đập tay mặt mâm - Đâm tay mặt mập. (Nina)
- Đối 3: Cắn đám 'quỷ' viên - Kiêng đám quỷ vắng. (Nina)
- Đối 4: Bám tên mặt sẹo - Bẹo tên mặt xám. (Hai Nu)
- Đối 5: Đèo mụ miệng méo - Đéo mụ mặt mèo. (Hai Nu)
- Đối 6: Lựa lão chích ngừa - Lừa lão chích ngựa! (Nina)
- Đối 7: Độ chú chàng hiu - Địu chú chàng hô! (.2N)
- Đối 8: Ló quân đào mộ - Lộ quân đào mỏ. (Nina) 

8) Vế xuất “Súng ngắn, súng dài” của Việt Nhân: 

Xuất: Trong Toa-lét, Em Mười Sáu phải dùng súng ngắn thay súng dài (Việt Nhân) 

- Đối 1: Chốn Ba Đình, hồ dâm tặc thử đi đường lưỡi rồi đường tinh (Việt Nhân)
- Đối 2: Tại Ba-Đình, Bác Hồ Quang chuyên đẩy lưỡi dài chọc khe sâu! (HTS)
- Đối 3: Giữa hồ xí, mợ Kim Ngân lo ngại súng nước hơn súng đạn (*) (Việt Nhân)
- Đối 4: Rời sân khấu, chàng 3 Ngờ chọn lựa chống gậy bỏ chống cộng! (**) (Việt Nhân)
- Đối 5: Chốn phòng the, Chị Ba Mươi mơ có ngón dài hơn ngón ngắn (HTS)

(*) Hồ xí = Lăng Ba Đình
(**) “3 Ngờ” = Nguyễn Ngọc Ngạn. 

9)  Vế xuất “Như Không” của Lê Nam:

Xuất: Gió động lòng trần,
    cuộc phù thế bâng khuâng,
    giấc tỉnh say,
    vinh lẫn nhục cũng bằng nấm đất. (Lê Nam)

- Đối 1: Phong ba bão táp,
    vùi thể nhân ngáp ngáp
    Đời hoang phế,
    Thời loạn thế lạc cốt mười phương! (*) (.2N)

- Đối 2: Mưa rơi xứ lạ,
    nơi quê người lạc lỏng,
    kiếp tha hương,
    bại hay thành âu một phận người. (HTS)

- Đối 3: Trăng soi đêm tĩnh
    nhìn lại trang thơ nhạc,
    tâm không ảo,
    Vui át buồn, thấm mối tình thân. (Việt Nhân)

- Đối 4: Hạnh Phúc mơ màng,
    dặm trường tuyệt mù xa
    ảo hay mơ
    Niềm cố hương ngập lòng nước mắt. (Lê Nam)

(*) Vế đối "Lạc Xứ" của (.2N).

10) Vế xuất của Ju Mong Sinh Sự:

Xuất: Ba hồi Cụ Du, Ba hồi Cụ Mong. Đường trường cua ai dễ hơn ai!? (JMSS)

- Đối 1: Có lúc sự sinh, nhiều khi Sinh Sự. Cọ trong tay vẽ trang thời thế. (M-16)
- Đối 2: Lúc tự Sinh Sự, lúc tự Phản động. Lâm trận bút cọ chả thua súng! (Việt Nhân)
- Đối 3: Bốn hiệp cu Tiểu, bẩy hiệp cu Đại. Hý viện ngựa người khó khóc người! (Hai Nu)

11) Vế xuất “Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn” của Lê Nam:

Xuất: Hồ Ngọc Cẩn
    Quan ba mai bạc, ngọc vỡ ngói lành, "ninh thọ tử bất ninh thọ nhục."
(Lê Nam)

Đối: Sáu Búa Đồng
    Thọ sáu búa đồng, hồ tan giáp nát, "khuyển mã tàu mại quốc cầu vinh!" (*) (Hai Nu) 

(*) Sáu Búa Lê Đức Thọ, lãnh tụ Việt cộng.

12) Thêm vài vế đối cho vế xuất của Hoàng Trường Sa:

Xuất: Cầu kéo háng - Bến khoe lon. (HTS)

- Đối 1: Hóc lá đa - Cầu môn làng. (Nina)
- Đối 2: Bãi cồn lài - Bồn bồn luột. (Hai Nu)

THƠ

Đảng Cộng - Thơ Trúc Lê - Tranh Họa Sỹ BaBui

Nỗi Nhớ - Thơ Nguyen Ha

Tràng Giang - Thơ Huy Cận

Đong Đưa Giọt Tình - Thơ Thylanthảo

Tình Cũ - Em Thơ - Thơ Thylanthảo

Tình - Thơ Lê Nam

Ngu !! - Thơ Xuan Ngoc Nguyen

Về Một Văn Nô - Thơ Đồ Lô phamanhoa

Thói Liếm - Thơ HP - Tranh Họa Sỹ BaBui

Cướp Cướp Cướp - Thơ Alex Tran

NHẠC

Mơ Hoa 
Sáng tác: Hoàng Giác - Ca sĩ: Út Mai

Trên Đỉnh Mùa Đông 
Sáng tác: Trần Thiện Thanh - Ca sĩ: Khánh Ly

Tôi Đưa Em Sang Sông
 Tuyển Tập Các Tình Khúc Vượt Thời Gian Với  Vũ Khanh

Buồn Vương Màu Áo
Tình Ca Buồn Cho Người Mang Nhiều Suy Tư Với Giọng Ca Lệ Thu

Liên Khúc Mùa Đông Của Anh, Trên Đỉnh Mùa Đông, Đêm Đông
Ca sĩ : Duy Quang, Tuấn Ngọc & Trung Hành

TIẾU LÂM

1) Mất trộm bò

Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chỏng ngay lối ra vào mà nằm ngủ. Ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn dắt mất bò của anh ta.
Xót ruột, anh ta trình qua:
- Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra.
Quan nghe nói vô lý quá bật cười:
- Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng!
- Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con chui qua lối nào ạ? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà!
- Đồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ...
Người kia vỡ lẽ nói:
- À, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ!


2) Thừa một con thì có

Một anh ngốc ra chợ mua được một đàn bò sáu con, ngồi lên lưng con đầu đàn rồi dắt cả đàn về. Giữa đường, Ngốc ta lại nhìn đàn bò đằng sau, đếm: Một, hai, ba; Một, hai, ba, bốn… năm. Ðếm đi đếm lại năm, bảy lượt, Ngốc ta vẫn thấy có năm con. Cuống lên Ngốc ta vật đầu vật tai, nhưng không biết làm thế nào cả.

Về đến nhà, thấy vợ đứng chờ ở cổng. Ngốc ta ngồi trên lưng bò mếu máo nói:
- Chết mất thôi! Tôi đánh mất một con bò rồi!
Vợ hỏi:
- Mua mấy con để mất một con?
Ngốc ta chỉ đàn bò năm con theo sau:
- Sáu con, bây giờ chỉ còn năm.
Chị vợ vừa cười, vừa nói:
- Thừa một con thì có!


3) Thông thái rởm

Hai ông nọ ngồi nói chuyện thiên văn. Ông bảo trời cách ta mấy chục vạn dặm, ông bảo trời xa một vạn dặm là cùng, không biết ai đúng ai sai. Một ông khác nghe nói, xen vào:
- Hai ông nói sai cả, làm gì mà xa đến như vậy? Từ đây lên đến đấy chỉ chừng ba bốn trăm dặm thôi, đi mau thì ba ngày, đi chậm thì bốn ngày là đến nơi. Vừa đi vừa về độ bảy ngày.
Hai ông kia hỏi vặn lại:
- Bằng vào đâu mà ông dám nói chắc như vậy?
Ông này ung dung đáp:
- Cứ theo lệ thường thì ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời, 30 Tết lại mời ông Táo xuống. Hai ông tính xem, có phải như thế không nào?


4) Chiếm hết chỗ…

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa con nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
- Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây!
Người giàu nói:
- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
- Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi.


5) Sao chưa mời tôi ăn

Một người bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được, bèn đến gặp thầy lang nhờ chữa trị. Anh ta hứa với thầy lang là khi nào được chữa khỏi sẽ mời ông một bữa thịnh soạn.

Thầy lang tin lời và bốc thuốc cho anh ta. Sau mấy ngày uống thuốc thì anh này khỏi bệnh và đi đại tiện bình thường được, nhưng tính ki bo nên muốn nuốt lời về bữa cơm, nên khi nào ông thầy lang hỏi thì cứ nói là chưa khỏi.

Ông thầy lang cũng đoán được là anh ta nói dối, bực lắm, bèn quyết định rình bắt quả tang. Một lần thấy anh ta lại đi ra đồng đại tiện, ông thầy lang liền bám theo. Khi anh này vừa đi xong đang kéo quần lên thì ngay lập tức ông thầy lang từ trong bụi cây chạy ra, một tay nắm tay anh ta, một tay chỉ vào đống phân mà quát:
- Anh thật là kẻ tham lam tráo trở. Ðã đi được một đống lù lù thế này, sao còn chưa mời tôi ăn hả?




Bài Thơ Chống Cộng - Thơ Nguyễn Mai Hồng Thu

Cờ Vàng - Thơ Phù-Mãnh


Hoàng Trường Sa phụ trách

Comments

Popular posts from this blog

TEST:TTN203

Test:TTN202