TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 214 Hoàng Trường Sa phụ trách Chúc Mừng Công Chính Lên Ngôi - Thơ Ngô Minh Hằng CÂU ĐỐI 1) Vế xuất với câu đối về "Giàn Giao Hưởng MAGA" của M-16:
Quan ba mai bạc, ngọc vỡ ngói lành, "ninh thọ tử bất ninh thọ nhục." (*) (Lê Nam)
Đối: Dương Văn Minh
Đại Tướng bốn sao, mái gầm rắn hổ, đứng giữa chân buông súng đầu hàng. (**) (Lê Nam)
(*) Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là biểu tượng đại diện cho rất nhiều Tướng Lảnh, Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ các cấp thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tuẩn tiết trong tháng 4, 1975 để giữ tròn tiết tháo của một quân nhân, giữ tròn tâm niệm Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm. Trường học đã dạy cho họ nên người. Quân Đội đã huấn luyện họ trở thành những công dân có Trách Nhiệm với Dân với Nước. (Lê Nam).
(**) Mái Gầm là một loại rắn kịch độc. Hàng Tướng Dương Văn Minh thuộc "thành phần thứ ba". chủ trương "trung lập", "Hòa hợp hòa giải" với Việt cộng.
3) Vế xuất “Hồ Giả Giả Hồ” của Thơ Sĩ M-16:
Xuất: Thức giả thức thiệt, kẻ quán cổ kim, người không ngủ được, giả giả thiệt thiệt, Giả Hồ Hồ Giả. (Thơ Sĩ M-16)
- Đối 1: Táo Việt Táo Tàu, "Kim thiền thoát xác", "Chỉ tang mạ hòe", Hồ Chí Hồ Quang, Đỗ Má "Cụ Hồ" (Thơ Sĩ M-16)
- Đối 2: Chân thật chân không, thần thiên tam thế, nhân vô thập toàn, thật thật không không, không thật thật không ?! (.2N)
4) Vế xuất “CHỒNG/TRỒNG” của Khuyết danh:
Xuất: Cô giáo con tươi trẻ luôn say mê "chồng" người (Khuyết danh)
- Đối 1: Bả chó luôn sống mái trong quần chúng nước "lon" (Việt Nhân)
- Đối 2: Bác hồ em già dịch khoái bú mồm gái nhỏ (HTS)
- Đối 3: Lão-lú trọng cha già chăm chủ-bí chính-bò! (Hai Nu)
- Đối 4: Anh là dân giang hồ thích được "chồng" Cô Giáo. (*) (M-16)
(*) Chồng => chất lên => chồng lên. Chồng = phu quân của Cô Giáo.
Danh từ và động từ "song kiếm hợp bích".
Hán Nô - Thơ Việt Phi Trung - Tranh Họa Sỹ BaBui
Họa Bài Thơ Hồ Chó Minh - Thơ Sĩ M-16 - Tranh Họa Sỹ BaBui
5) Thêm vài vế đối cho vế xuất về nói lái của Hai Nu:
Xuất: Hun bậu trong bồn - Hôn bậu trong bùn. (Hai Nu)
- Đối 1: Ôm em thì thầm - Âm em thì thèm (*) (HTS)
- Đối 2: Tánh giả thần linh - Tính giả thần lanh (Việt Nhân)
- Đối 3: Tìm nàng lớn tâm - Tầm nàng lớn tim. (.2N)
13) Vế xuất của Lê Nam kính mời Nhà văn/M.C. Nguyễn Ngọc Ngạn đối:
Xuất: Thượng đầu Ngạn, Hạ đầu Bờ, trung Ngọc vô Hành công công thám giái. (Lê Nam)
Đối: Nhất (loan) Mao nguyệt, Vô giang Thanh, dương Đông vật Trạch thị thị Ai-Láo. (.2N)
14) Vế xuất “Trăn Lầy” của Thơ Sĩ M-16:
Xuất: Trăn lết, Trăn Lầy, lầy lê lết (*)
"Dịt thựt, dịch giả", Nấm Độc Hô (**) (Thơ Sĩ M-16)
Đối: Cọng tàu, Cọng ta, Cọng phỉ tà,
Bình cặn, bình tiểu, Tiểu lụ mụ! (Nina)
(*) “Trăn Lầy” = “Trăn Lết” = cách đọc chữ Anh “Translate” (nghĩa là “Dịch”) theo Thi Lẻ Nina gợi ý.
(**) “Dịch giả” Mẹ Nấm từng có nhiều bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt đọc thấy sai be bét, xứng đáng được gọi là nhà “Dịt thựt” chuyên trị “trăn lầy, trăn lết”.
15) Vế xuất “Đảng” của Khuyết danh:
Xuất: Đảng ham quyền, Đảng tham chức, Chống lập đảng, Đảng thành băng đảng (Khuyết danh)
(*) Con trai Cả lú - Nguyễn phú Trường - đang có ghế trong TW Đoàn CS.
18) Vế xuất “Ngạn” của Lê Nam:
Xuất: Quay hạ đầu thị Ngạn,
cỏ non mơ màng lất phất,
thềm hoa sương đọng phẳng lì.
phút giao hoan trời đất kể chi,
hồn ngây ngất Ngạn này chính Ngạn. (*) (Lê Nam, 18/11/2022)
(*) Có thể đọc: "hồn chất ngất Ngạn này chính Ngạn."
19) Vế xuất “Nhất Tự - Bán Tự” của Thơ Sĩ M-16:
Xuất: Trụ nhất tự, Nhất trụ đứng, Nhất Hạnh Thiền, gặp thời cát nứng, sư như cát.
Bán bán tự, Lon nằm trơ, Nhật Từ Tập, mấy thuở Lon căng, Trọc như Lon. (*) (Thơ Sĩ M-16)
(*) Thích Nhất Hạnh & Thích Nhật Từ. Chôm ý của cô nương Trần Thị Hải Ý => "Nhất Tự Vi Sư - Bán Tự Vi Sư." Xây chùa cũng Sư - Bán chùa cũng Sư. Ai không vừa lòng thì tìm cô nương HẢI Ý mà hỏi. Nhưng tôi báo trước, nếu chữ nghĩa của các vị còn yếu thì đừng ra gió. Các vị đấu không lại Cô Hải Ý đâu.
20) Vế xuất “Bút Lông” của Lê Nam:
Xuất: Sơn Dương chúa múa ngọn bút lông,
Kim Cổ Tây Đông
Hồn nặng trĩu từng trang Thơ Nhạc. (*) (Lê Nam)
Đối: Ông Mod Vua lật chương tính sổ,
giật gân thời sự
dáng hao gầy mơ cuộc Tự Do. (**) (Lê Nam)
(*) Kính tặng bác Hoàng Trường Sa.
(**) Vế đối “Tính Sổ” của Lê Nam kính tặng Ba Ông MOD
THƠ
Thiên Thu Tình Buồn 1 - Thơ Tê Đê Tê
Thiên Thu Tình Buồn 2 - Thơ Tê Đê Tê
Thiên Thu Tình Buồn 3 - Thơ Tê Đê Tê
Một Thời Đã Qua - Thơ Nguyên Hỷ
Tạ Ơn - Thơ Xuan Ngoc Nguyen
Em Đi Rồi - Thơ Ngô Nghê
Lá Mùa, Chuyên - Thơ Sĩ M-16; Mấy Mùa - Thi Lẻ NiNa
Vô Đề - Thơ Khách Vãng Lai
Nhà Thơ T T KH - Thơ Lê Nam
Thiên Đàng Hạnh Phúc - Thơ Lê Nam
Ngộ - Thơ Lê Nam
Vô Đề - Thơ Sĩ M-16
NHẠC
Một Ngày Không Có Anh
Sáng tác: Y Vân - Ca sĩ: Ngọc Lan
SÀI GÒN
Sáng tác: Nhạc sĩ Y Vân - Ca sĩ: Trúc Mai Trúc Mai
Buồn
Sáng tác: Y Vân - Ca sĩ: Kim Anh
Xa Vắng
Sáng Tác: Y Vân - Ca sĩ: Trang Hạ
Người Yêu Lý Tưởng - Đêm Huyền DIệu
Sáng tác: Y Vân - Ca sĩ: Hoàng Anh Thư
Sầu Đông (Ns Khánh Băng) & 60 Năm Cuộc Đời (Ns Y Vân)
Ca sĩ: Hùng Cường
TIẾU LÂM
1) Làm Khoán
Ở thôn B có một anh chàng nổi tiếng là lười nhác, chẳng tham gia gì từ việc gia đình đến việc xã hội. Biết chuyện, Ngọc Hoàng tức giận sai Thiên Lôi xuống trần giết chết thằng lười nhác này. Đợi hôm mưa to gió lớn, Thiên Lôi cầm lưỡi tầm sét bay thẳng xuống nhà anh chàng lười thì bắt gặp ngay cảnh anh ta đang hì hục làm "chuyện ấy" với vợ, mồ hôi nhễ nhại. Thiên Lôi gọi Thổ Địa đến quát nạt:
- Sao chúng mày báo cáo láo, chúng mày bảo nó lười, vậy nó đang làm gì mà chịu khó hì hục đến như vậy?
- Dạ thưa! Nó đang làm công việc đúc người đấy ạ. Thổ Địa ấp úng trả lời.
- Đúc người là một việc làm tốt, đáng khen. À, mà này, cách gì mà làm nó nhiệt tình đến vậy? Thiên Lôi vừa ngắm nhìn vừa hỏi.
- Dạ, đó là cách làm khoán, làm theo phương thức khoán sản phẩm ạ
Ngày xưa có một người nuôi phải thằng đầy tớ tính hay láu táu, chưa đặt đít đã đặt mồm; bạ đâu nói đấy, chẳng ra đầu đuôi làm sao cả.
Một hôm thầy mắng tớ rằng:
- Từ rày không được ăn nói hấp tấp như thế nữa. Nói câu gì phải cho có đầu có đuôi, chứ không được nói nhăng nói nhít.
Một nhát, người chủ ngồi ăn thuốc lá, tàn thuốc rơi vào áo nhiễu. Thằng đầy tớ trông thấy mới ra đứng khoanh tay, nói thong thả rằng:
- Thưa thầy... trứng con ngài... đem ủ... nở ra... con tằm... Con tằm... kéo kén... Kén... ươm tơ... Tơ đem ra... kẻ chợ... bán... Người ta... mua về... bán lại cho... chú Khách... Chú Khách... đóng hòm... chở về Tầu... Bên Tầu... mới đem... dệt thành nhiễu... Thành nhiễu rồi... đóng hòm... lại chở... sang bên... An Nam... Cửa hàng ta... buôn về... bán lại... Thầy mới đi mua... đem về nhà... gọi... thợ may đến... cắt áo... khâu xong... thầy mặc... thầy ngồi... ăn... thuốc lá... tàn thuốc... rơi... cháy kia kìa!
Anh chủ vội vàng trông xuống, thì áo đã cháy mất một mảng to. Giận quá, mắng thằng ấy rằng:
- Sao mầy không bảo ngay, mà mầy nói lôi thôi thế?
Nó thưa rằng:
- Vừa ban nãy, thầy mới dặn con phải ăn nói cho có đầu có đuôi!...
Chúc Tết tưởng như là chuyện quá quen thuộc với mỗi người, tuy nhiên vẫn có chuyện phải bàn. Ví dụ, bạn chúc ai đó “sống lâu trăm tuổi” chưa chắc người ta đã vui. Tại sao vậy?
- Trước khi xoa tay chúc cả nhà người ta “sống lâu trăm tuổi” bạn nên kiểm tra trước xem trong nhà có ai đã… 99 tuổi không!
- Đến nhà ai ở chung cư, không nên chúc người ta “Tiền vào như nước”. Vì có thể khu đó nước máy thường xuyên chảy như… nhện tè!
- Đến nhà sếp, nếu thấy vợ chồng cô thư ký đang ở đó thì không nên chúc sếp sang năm “sung sức”, câu nói đó có thể làm cho chồng cô thư ký bực mình và sếp… “giật mình”!
- Đến nhà bác sĩ hay người bán… quan tài mà chúc người ta sang năm đắt khách thì khác gì chúc xã hội nhiều ốm đau chết chóc? Tốt nhất là nói: “Chúc anh (chị) rất đắt hàng với bọn tham nhũng, bọn lừa đảo, bất chính… Và luôn ế hàng với người lương thiện”!
- Đừng chúc ai “dồi dào sức khoẻ” vì “dồi” nhiều nhà hàng làm không được vệ sinh cho lắm!
- Bạn là sinh viên ở lại nhà trọ ăn Tết? Đừng chúc chủ nhà câu nào liên quan đến tiền nhé, kẻo người ta nhớ ra bạn đang khất tiền nhà tháng cuối năm đấy!
Thầy đồ thường dạy học trò đã đối thì phải đối cho chọi mới hay. Một hôm, thầy ra một vế đối: "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" (Thần nông dạy dân trồng ngũ cốc).
Tất cả học trò đang ngơ ngác chưa biết đối thế nào. Thì anh học trò nọ đã gãi đầu gãi tai:
- Thưa thầy, chữ "thần" con xin đối với chữ "thánh" có chọi không ạ?
Thầy nói:
- Ðược lắm!
Anh ta lại hỏi:
- Chữ "nông", con đối với "sâu", có chọi không ạ?
Thầy nói:
- Ðược lắm!
Anh ta lại hỏi tiếp:
- Chữ "giáo" đối với "gươm", "dân" đối với "vua" có chọi không ạ?
Thầy gật đầu:
- Ðược lắm, được lắm!
Anh ta lẩm nhẩm: "Nghệ" đối với "gừng", "ngũ" đối với "tam", "cốc" đối với "cò".
Cuối cùng anh ta xin đọc:
- Bây giờ con xin đối ạ! "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" con xin đối là: "Thánh sâu gươm vua gừng tam cò".
TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 203 Hoàng Trường Sa phụ trách Lệ Đau - Thơ Xuan Ngoc Nguyen CÂU ĐỐI 1) Vế xuất lấy từ 2 câu thơ của Cao Bá Quát : Xuất: Ba hồi trống dục mồ cha kiếp, Một nhát gươm đưa mả mẹ đời. (Cao Bá Quát)
TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 202 Hoàng Trường Sa phụ trách 2/9 ... Lệ Máu - Thơ Xuan Ngoc Nguyen CÂU ĐỐI 1) Vế xuất lấy từ 2 câu thơ của Cao Bá Quát : Xuất: Ba hồi trống dục mồ cha kiếp Một nhát gươm đưa mả mẹ đời. (Cao Bá Quát)
Comments
Post a Comment