4) Vế xuất trích từ 2 câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn:
Xuất: Hồn tử sỹ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi (Đặng Trần Côn)
Đối: Sóng Bạch Đằng quân sát sát thát
Gò Đống Đa giặc phơi phơi thây (Việt Nhân)
5) Vế xuất nói lái của Hai Nu:
Xuất: Đừng mơ tưởng tưởng - Đường mơ tửng tửng. (Hai Nu)
- Đối 1: Sáng hết lòa lòa - Láng hết xòa xòa. (Việt Nhân)
- Đối 2: Thẳng cái cong cong - Thỏng cái căng căng! (Việt Nhân)
6) Vế xuất về nói lái của Hai Nu:
Xuất: Nhìn không nói - Nhồi không nín. (Hai Nu)
- Đối 1: Thấy chẳng đụng – Thúng chẳng đậy. (Nina)
- Đối 2: Về thêm sợ - Vợ thêm sề. (Hai Nu)
- Đối 3: Thấy rồi câm – Thấm rồi cay! (.2N)
- Đối 4: Câm mồm nghe – Ke mồm ngâm. (Nina)1) Ăn nói khoan thai
Ngày xưa có một người nuôi phải thằng đầy tớ tính hay láu táu, chưa đặt đít đã đặt mồm; bạ đâu nói đấy, chẳng ra đầu đuôi làm sao cả.
Một hôm thầy mắng tớ rằng:
- Từ rày không được ăn nói hấp tấp như thế nữa. Nói câu gì phải cho có đầu có đuôi, chứ không được nói nhăng nói nhít.
Một lát sau, người chủ ngồi ăn thuốc lá, tàn thuốc rơi vào áo nhiễu. Thằng đầy tớ trông thấy mới ra đứng khoanh tay, nói thong thả rằng:
- Thưa thầy... trứng con ngài... đem ủ... nở ra... con tằm... Con tằm... kéo kén... Kén... ươm tơ... Tơ đem ra... kẻ chợ... bán... Người ta... mua về... bán lại cho... chú Khách... Chú Khách... đóng hòm... chở về Tầu... Bên Tầu... mới đem... dệt thành nhiễu... Thành nhiễu rồi... đóng hòm... lại chở... sang bên... An Nam... Cửa hàng ta... buôn về... bán lại... Thầy mới đi mua... đem về nhà... gọi... thợ may đến... cắt áo... khâu xong... thầy mặc... thầy ngồi... ăn... thuốc lá... tàn thuốc... rơi... cháy kia kià!
Người chủ vội vàng trông xuống, thì áo đã cháy mất một mảng to. Giận quá, mắng thằng ấy rằng:
- Sao mầy không bảo ngay, mà mầy nói lôi thôi thế?
Nó thưa rằng:
- Vừa ban nãy, thầy mới dặn con phải ăn nói cho có đầu có đuôi!...
2. Đến chết vẫn còn lầm lẫn...
Hai vợ chồng nọ có 5 đứa con: 4 đứa đầu thì trắng trẻo xinh đẹp, chỉ có đứa út đen đủi, xấu xí tệ. Người chồng nghi ngờ lắm nhưng không dám nói ra. Đến lúc lâm chung, mới ra hiệu gọi bà vợ lại hỏi:
- Tôi sắp đi đây, trước khi chết tôi hỏi thật bà một điều. Thằng út…
- Thằng út làm sao?
- Nó có thật sự… là con của tôi không?
- Đến giờ phút này thì tôi cũng không giấu giếm gì ông. Thằng út… mới thật sự là con của ông.
Ông chồng, tai đã lãng đãng, nên đã mỉm cười ra đi.
3) Bàn luận về "Tình Yêu"
Các bác sĩ cho rằng: "Tình yêu là căn bệnh, cần chữa trị bệnh nhân bằng chế độ nằm giường".
Nhà vật lý: Sao lại gọi tình yêu là căn bệnh được khi mà nó tiêu hao năng lượng nhiều như thế. Phải gọi tình yêu là hoạt động.
Nhà cơ học: Sao lại gọi tình yêu là hoạt động được, khi mà tổ hợp máy chính vẫn đứng yên? Phải gọi tình yêu là nghệ thuật.
Nhà nghiên cứu nghệ thuật: Sao lại gọi tình yêu là nghệ thuật khi mà ai cũng e ngại phô ra cho người khác xem? Phải nói tình yêu là trò gian lận.
Luật gia: Sao gọi tình yêu là trò gian lận khi mà hai phía đều thỏa mãn. Phải nói tình yêu là hợp đồng sản xuất.
Nhà doanh nghiệp: Sao lại gọi tình yêu là hợp đồng sản xuất được khi mà chi phí tốn kém nhiều hơn giá trị sản phẩm cuối cùng. Phải nói tình yêu là khoa học.
...
Giáo sư: Sao gọi tình yêu là khoa học được khi mà đám sinh viên làm được còn tôi thì không?
Comments
Post a Comment