TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 214 Hoàng Trường Sa phụ trách Chúc Mừng Công Chính Lên Ngôi - Thơ Ngô Minh Hằng CÂU ĐỐI 1) Vế xuất với câu đối về "Giàn Giao Hưởng MAGA" của M-16:
Get link
Facebook
X
Pinterest
Email
Other Apps
Test: TTN147
Get link
Facebook
X
Pinterest
Email
Other Apps
-
TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 147
Hoàng Trường Sa phụ trách
Cờ Vàng - Thơ Phù Mãnh
CÂU ĐỐI
1) Vế xuất về nói lái của Bất Lưu Danh:
Xuất: Tảo hôn - Tổn hao - Tao hỗn.(Bất Lưu Danh)
2) Câu đối viếng nhà thơ Hữu Loan của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu:
Xuất: Khóc vợ, có hoa tím phân ưu, tiếng khóc hóa lời ca, “thăm thẳm chiều hoang” thành bất tử!
Khinh vua, rủ đá xanh làm bạn, giọng khinh vào câu đối, “ăn dân hết nước” lại trường sinh? (*) (Hà Sĩ Phu)
(*) Hữu Loan tự bỏ chức vụ, về Thanh Hóa chở đá để mưu sinh. Còn "Mày ăn dân hết nước dân ăn mày" là giai thoại đối đáp với nhà văn Tú Sót.
4) Câu đối tặng Thứ trưởng bộ Thanh Niên Nguyễn Hữu Đang (1913 - 2007) của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu:
Xuất: Dựng một Kỳ đài cho thế kỷ!
Khơi ngàn Ước vọng để mai sau! (*) (Hà Sĩ Phu)
Đối: Ráp nên “Đài đứng” cho giặc cướp
Xây mồ Chôn sống cả quê hương! (**) (HTS)
(*) Nguyễn Hữu Đang (bí danh Phạm Đình Thái) sinh năm 1913 tại làng Trà Vi, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ tháng 6/1949 đến tháng 10/1954, ông được cử làm Trưởng ban Thanh tra Bình dân học vụ, sau bị khổ sở mấy chục năm vì vụ Nhân văn Giai phẩm, ngót 90 tuổi không vợ con. Ông qua đời năm 2007 tại Hà Nội.
(**) Giặc cướp nước Hồ Quang Hồ Chí Minh đã đứng trên cái “Đừng đái” ni (Việt cộng gọi là “Kỳ đài”) do Nguyễn Hữu Đang dựng nên để lừa bịp dân tộc VN và cướp nước ta cho Tàu.
Những Sáng Tác Bất Hủ Còn Mãi Với Thời Gian Của Nhạc Sĩ Anh Việt Thu
Nhạc Sĩ Anh Việt Thu
Gió Về Miền Xuôi Và Những Sáng Tác Bất Hủ Còn Mãi Với Thời Gian
TIẾU LÂM
1) Ăn Phiếu
Chuyện rằng những nhà trâu đánh cuội, tù nhân “bất” lương tâm, sao khi sổ lồng quy mả qua được tới Hiệp Chủng Quốc Huê Kỳ thì cậu mợ nào cũng được Vịt gian tổ chức họp báo phỏng vấn, lai chim với những nhà chính chị lớn của Mỹ cở như Hennessy, Martel, Vodka, Tequila ( ghi tên thật nó sue mình hầu toà thấy bà nội), chớ chẳng vừa.
Trong một buổi phỏng vấn với ngài cựu phó tổng Tequila của Mỹ, nhà trâu đánh phát biểu:
“...chính quyền xả nghĩa VN ăn hối lộ trầm trọng, ăn cả phân bón, thuốc trừ sâu của nông dân, chúng còn ăn cả băng vệ sinh của tù nhân nữ như chuyện mẹ Núm kể lại...”
Ngài cựu phó tổng Tequila gật gù chăm chú nghe ra điều quan tâm, nhưng trong bụng thì cười thầm “...ở xứ Cọng xảng tụi bây, không có tự do bầu cử nên tụi bây đâu cần “ăn phiếu” như tao...”.
Tác giả Nam Nguyên
2) Hai loài
Cu Tí học lớp giáo lý ở nhà thờ, cô giáo lý viên nói:
- Các em phải nhớ, chúng ta đều là con cháu của ông Adong và bà Evà.
Cu Tí:
- Nhưng bác Hồ nói tổ tiên chúng ta là loài khỉ mà!!?!?
Cô Giáo:
- Cô có nói về dòng họ của bác Hồ đâu.
Nguồn: Tam tang, 5/2008, www.cccong.com
3) Đời đời nhớ ơn Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại!
Nói đến đồ hộp của Mỹ, HH lại nhớ đến đồ hộp của Trung Quốc vĩ đại:
Số là nhân ngày sinh nhật của bác Hồ, trại của HH (*) được bồi dưỡng mỗi người nửa lạng thịt hộp Trung Quốc để ăn thử cho biết mùi... đời. Trong lán của HH có 25 người thì được phát năm hộp thịt, vị chi cứ năm người thì được một hộp... Chỉ có một điều lạ lùng là cả năm hộp "Thịt Lợn Kho" đều đã bị ai đó sửa lại bằng bút "bi" thành "Thịt Lồn Kho". Kể từ đó, trong lán của HH (đứa già nhất là 22 còn đứa nhí nhất là 19) đều kháo nhau rằng: Cuộc đời kể từ nay, ngày hạnh phúc nhất là ngày sinh nhật bác Hồ vì tới ngày này thì mọi người đều được ăn "Thịt Lồn Kho" của Trung Quốc. Từ đó, cứ tới ngày sinh bác Hồ là lại nhớ đến mùi "Thịt Lồn Kho".
Đời đời nhớ ơn Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại! Nhờ có Hồ Chủ Tịch mà dân ta có "Thịt Lồn Kho Trung Quốc" để... ăn!
(*) trại của HH: trại "tù cải tạo" sau 30/4/1975, tập trung các sĩ quan quân lực VNCH.
Stalin muốn kiểm tra xem những người nông dân sống ra sao. Ông đi tới một ngôi làng và hỏi:
- Này các đồng chí, cuộc sống ra sao?
- Dạ thưa đồng chí, trước kia chúng tôi có 2 bộ quần áo còn bây giờ chỉ có một thôi ạ.
- Quần áo không thể dùng để đánh giá mức sống được. Các đồng chí có biết rằng ở châu Phi có những nơi người ta hoàn toàn cởi truồng không?
- Thật là tội nghiệp! Có lẽ ở đó họ đã tiến tới chủ nghĩa cộng sản trước cả chúng ta!
(Lượm trên mạng)
Đá Bèo - Thơ Django (Theo Web Vietland)
5) Con Tàu Định Mệnh
Tôi quen em trong cái lần đang đạp xe đi học thì một mẩu bê tông từ tuyến đường sắt trên trời đang thi công rơi xuống, không trúng tôi mà lại trúng bẹn em đi phía sau. Tôi quay lại, thấy em ôm bẹn mặt tái dại. Tôi dìu em vào vệ đường, kiểm tra vết thương – em mặc váy nên kiểm tra khá dễ. Mẩu bê tông làm bẹn em sưng hồng hào, múp rụp. Tôi đưa tay xoa xoa quanh chỗ sưng, em chắc vẫn đau, miệng há ra, kêu “ư… ư…”. Chiều hôm đó em ngỏ lời yêu tôi. Hôm kỉ niệm 49 ngày yêu, tôi chỉ lên cái công trình đường sắt trên trời định mệnh ấy, bảo: “Khi nào tàu chạy, anh hứa sẽ mua vé để hai đứa mình dạo vài vòng”…
Và giờ, khi cái công trình định mệnh ấy chuẩn bị đi vào hoạt động, tôi biết đã đến lúc mình phải thực hiện lời hứa với em. Tôi lái con Mercedes S600 đến nhà em, bấm chuông. Cửa mở, em đứng đó… cùng một gã đàn ông.
“Đây là chồng em!” – em chỉ vào gã giới thiệu, xong lại chỉ sang tôi, em tiếp lời: “Còn đây là người yêu cũ của em, anh ấy đến để thực hiện lời hứa năm xưa”. Chồng em cười bắt tay tôi thân thiện: “Bạn là Hùng, Minh, Tuấn, hay Dũng nhỉ?”. Tôi ngơ ngác, chồng em liền giải thích: “Vợ tớ xăm mấy cái tên ấy ở mông, bảo đó là tên những người yêu cũ của vợ”. Tôi và chồng em – không ai bảo ai - đều nhìn em như chờ một lời giải thích, em cười khúc khích: “Ai yêu trên một năm thì em mới xăm, chứ vài ba tháng cũng xăm thì em thành Hulk da xanh à?”.
Mời tôi vào nhà, rót nước pha trà, chồng em cất giọng thật thà: “Đợt này, đứa lớn nhà tớ đang thi hết cấp hai, đứa thứ hai chuẩn bị vào lớp một, vợ tớ lại đang mang bầu đứa thứ ba, ốm nghén mệt nhọc, đúng ra tớ không cho vợ đi tàu nhanh với bạn đâu. Nhưng vì rất quý những người biết giữ lời hứa và có trách nhiệm như bạn, nên tớ mới đồng ý!”.
Đúng ngày hẹn, tôi đến nhà ga. Tới nơi, đã thấy em cùng một đám vài chục người nữa lố nhố. Em cười hô hố chỉ vào mấy gã đàn ông bên cạnh rồi giới thiệu: “Đây là anh Hùng, anh Minh, anh Tuấn, anh Dũng, anh Hải, anh Trung, anh Mạnh, anh Cường, anh Long, anh Đạt… người yêu cũ của em. Các anh ấy ngày xưa cũng hứa với em giống anh, nên em sắp xếp các anh ấy đi cùng luôn cho tiện”. Rồi lần lượt các anh ấy bắt tay tôi rất lịch sự, xong các anh lại giới thiệu các em Giang, Mai, Hoa, Liễu, Ninh, Dương, Lan, Ngọc… là người yêu cũ của các anh ấy, hôm nay các anh cũng dẫn tới đây để thực hiện lời hứa năm xưa luôn cho tiện…
Chúng tôi đội mũ bảo hiểm, mặc đồ bảo hộ, đeo bịt gối, bịt khuỷu, hân hoan lên tàu. Đoàn tàu lăn bánh rời bến, còi tàu thét vang màn đêm, à nhầm, thét vang thôi, đang ban ngày mà. Chúng tôi không phân biệt ai là người yêu của ai nữa, tất cả vai tựa vai, tay nắm tay, cùng ngắm quang cảnh hai bên đường, nhớ lại những kỷ niệm xưa…
Đằng kia là cái cây hồi mới yêu tôi đã trồng để làm chứng nhân tình yêu cho hai đứa. Trồng buổi sáng thì buổi chiều đi qua đã thấy mấy gã xe ôm vạch quần đái xối xả vào cái “chứng nhân tình yêu” ấy, thành ra cái cây cứ khật khà khật khừ mãi, tưởng chết bất đắc kỳ tử. Nào ngờ, giờ nó đã thành cái cây cổ thụ thân to bự, ngoài nhiệm vụ giúp mấy chú công an núp bắn tốc độ, nó còn là kênh truyền thông 0 đồng cho các doanh nghiệp khoan cắt bê tông, thông bể phốt, lắp internet, truyền hình cáp, cho vay nặng lãi không thế chấp…
Còn cái khu kia nữa, trước là cái bãi tha ma. Thời sinh viên, cuối tháng đói ăn quá, tôi thường lượn ra xem có mộ nào thắp hương chuối, oản, xôi, gà là nhặt; rồi 8.3, Valentine, sinh nhật… tôi cũng ra đó trộm hoa cúng về làm quà tặng em. Xưa thôi, chứ giờ mà vào trộm đồ là bị đánh cho lên bàn thờ ăn gà ăn oản, bởi nó đã thành một chung cư cao cấp cho giới nhà giàu, camera an ninh 24/24, bảo vệ canh tứ phía…
Còn chỗ này, trước là cái quán cà phê lụp xụp, ế ẩm. Ông chủ quán có cái âm-ly cũ, gọi đồng nát vào bán, nó cân lên, xong trả mười nghìn, ông cay quá, mua thêm hai cái mic, một đôi loa (cũng mua lại của bọn đồng nát), để ra quán cho khách hát, rồi ghi thêm câu slogan là “Hát cho nhau nghe” treo trước quán. Vậy mà khách kéo đến cực đông, hát cả ngày ông ổng. Giờ - có lẽ bị hàng xóm ném cứt nhiều quá – chủ quán đã chuyển đổi mô hình kinh doanh: xây hẳn toà nhà 4 tầng làm dịch vụ mát-xa thư giãn. Chắc vẫn luyến tiếc cái slogan ngày xưa, nên ông không nỡ bỏ đi, mà chỉ sửa lại chút, thành “Xóc cho nhau phê”…
Cuộc sống phát triển, đổi thay nhanh quá, những thứ đã từng thân quen giờ đều trở nên xa lạ, may mà còn cái công trình định mệnh này vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, giữ được nét hoang sơ thuở nào, nó khiến chúng tôi nghẹn ngào như đang được trở về những ngày xưa ấy. Chả vậy mà cả bọn: mắt đứa nào cũng ướt nhoè, sống mũi cay cay…
Trong khi đám chúng tôi vai tựa vai, tay cầm tay, thì tôi thấy phía cuối dãy: một bác trai đùi kẹp cái vô lăng hỏng, tay trái bác quay quay cái vô lăng hệt như đang lái tàu, tay phải bác trai ôm tấm ảnh một cụ ông. Tất nhiên là mắt bác trai cũng đang ướt nhoè…
Tôi lại gần bác, chỉ vào tấm ảnh, hỏi giọng lễ phép: “Đây cũng là người yêu cũ của bác hả?”. Bác trai quệt dòng lệ trên má, lắc đầu: “Không! Đây là bố bác. Ngày xưa, bác là sinh viên xuất sắc nhất của khoa lái tàu, được người ta đến tận trường săn đón, hứa rằng khi tuyến đường sắt trên trời này đi vào hoạt động, sẽ tuyển bác vào làm lái tàu. Bố bác tự hào về bác lắm. Bác đã hứa với bố: khi công trình hoàn thành, đích thân bác sẽ lái tàu chở bố đi dạo vài vòng. Thế mà…” – Bác trai nói đến đấy thì ôm ghì tấm ảnh khóc rưng rức, vừa khóc vừa quay tay với cái vô lăng, như đang lái tàu, rồi xoay ảnh bố ra cho bố nhìn, giọng nấc nghẹn: “Bố ơi, con đã thực hiện được lời hứa với bố rồi!”.
Tôi vừa sụt sùi, vừa hỏi: “Họ đã hứa tàu chạy sẽ tuyển bác vào làm lái tàu mà, sao bác phải ngồi đây lái giả vờ?”. Bác vừa cười vừa liếm giọt nước mắt đang chảy ngang môi: “Đến tuổi về hưu rồi, còn làm cái mẹ gì nữa cháu!”.
Tôi chợt nhận ra bác giống với chúng tôi quá: đều là người biết giữ lời hứa, và đều đang khóc. Giá ai cũng biết giữ lời hứa, và có trách nhiệm với những gì mình đã hứa như chúng tôi, thì có lẽ hôm nay bác và chúng tôi đã không phải vừa cười vừa liếm nước mắt trên môi.
Tôi vẫn gọi đây là TÀU ĐỊNH MỆNH, viết tắt là TÀU ĐM cho gọn, đỡ lãng phí data của bạn đọc (chúng ta bị tổn thất, lãng phí nhiều quá rồi, nên giờ tiết kiệm được gì thì cứ tiết kiệm). Mà hình như tàu này nước ngoài làm, nếu nước ngoài thì trật tự sắp xếp từ của nó sẽ ngược với chúng ta, thế nên, có lẽ nói thế này mới phải: ĐM TÀU!
TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 203 Hoàng Trường Sa phụ trách Lệ Đau - Thơ Xuan Ngoc Nguyen CÂU ĐỐI 1) Vế xuất lấy từ 2 câu thơ của Cao Bá Quát : Xuất: Ba hồi trống dục mồ cha kiếp, Một nhát gươm đưa mả mẹ đời. (Cao Bá Quát)
TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 202 Hoàng Trường Sa phụ trách 2/9 ... Lệ Máu - Thơ Xuan Ngoc Nguyen CÂU ĐỐI 1) Vế xuất lấy từ 2 câu thơ của Cao Bá Quát : Xuất: Ba hồi trống dục mồ cha kiếp Một nhát gươm đưa mả mẹ đời. (Cao Bá Quát)
Comments
Post a Comment