TST:TTN214

Image
TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 214 Hoàng Trường Sa  phụ trách Chúc Mừng Công Chính Lên Ngôi  - Thơ Ngô Minh Hằng CÂU ĐỐI 1) Vế xuất với câu đối về "Giàn Giao Hưởng MAGA" của M-16:

Test: TTN132

TRANG THƠ NHẠC
VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 132

Hoàng Trường Sa phụ trách
Buồn Tháng Tư! - Thơ Hải Âu Ngọc Yến

CÂU ĐỐI

1) Vế xuất về nói lái của Hoàng Trường Sa:

Xuất: Độc như vịt - Địt như voọc (*) (HTS)

- Đối 1: Độ mạ (ĐM) cu - ..Ụ mạ cô. (Hai Nu)
- Đối 2: Đổ má heo - Đeo má hổ! (.2N)
- Đối 3: Thương anh dễ - Thưởng anh dê! (Việt Nhân)
- Đối 4: Đầu nàng tiên - Tiền nàng đâu? (Việt Nhân)
- Đối 5: Đầu cáo hồ - Đồ cáo hầu! (**) (HTS)
- Đối 6: Đít nàng mô - Đô nàng mít! (HTS)
- Đối 7: Thôn xóm lèo - Theo xóm lon. (HTS)
- Đối 8: Địch giống cụ - ..Ụ giống kịch. (Hai Nu)

(*) Voọc là một loài khỉ.
(**) "Hầu" (tiếng Hán-Việt) là con khỉ.

2) Vế xuất về Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn của Lê Nam:

Xuất: Hai Cái Hĩm nối vòng tay, viễn mơ trên những xác người, phút cuối đời "lưỡng nan tiến thoái".
    Diễm Xưa tình ray rứt, gã mù trong cơn binh lửa, Hĩm một đôi biết chọn xẻo nào! (Lê Nam, April 7, 2023).

3) Câu đối kính tặng Ông Già Rượu Đế của Lê Nam:

Xuất: "Hải Ngoại Thương Ca" nước mắt lẫn mồ hôi, chung Rượu Đế nghe ấm lòng lữ thứ. (*)
    Quê người đoài đoạn, đau thương tràn thống hận, "uống nước dừa hay nước mắt quê hương." (**) (Lê Nam, April 3, 2023)

(*) Tên một bài nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
(**) Lời hát trong nhạc phẩm "Những Ngày Xưa Thân Ái" của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.

4) Câu đối của Khuyết danh:

Xuất: Có tổ có tiên, Tiên Tổ có
    Còn non còn nước, Nước Non còn (Khuyết danh)

- Đối 1: Tiêu tộc tiêu dân, Dân Tộc tiêu
    Mất nước mất đất, Đất Nước mất (*) (HTS)
- Đối 2: Bán biển bán rừng, Biển Rừng bán
    Cầu vinh cầu phú, Vinh Phú cầu (**) (Việt Nhân)

(*) ĐCSVN còn thì sớm muộn gì Việt Nam cũng đi tới kết quả này.
(**) Đây là lý tưởng/ước vọng của đoàn và đảng viên cs.

5) Vế xuất về nói lái của Nina:

Xuất: Thu Vàng Boác Cuội - Thui Vàng Boác Cụ. (Nina)

- Đối 1: Đập nhừ như cháo - Đạp nhừ như chấu! (*) (HTS)
- Đối 2: Đông trắng rừng thơ - Đơ trắng rừng thông! (.2N)
- Đối 3: Xuân sắc nhỏ thèm - Xem sắc nhỏ thuần. (Hai Nu)
- Đối 4: Hạ trắng lưu nhân - Hận trắng lưu nhơ! (.2N)

(*) “Chấu” là “trấu” nói theo giọng Bắc.

6) Câu đối xuân tặng một người bạn thân của Vũ Khiêu:

Xuất: Bảy mươi xuân, quay ngược thời gian, từng giờ, từng phút, từng khắc, từng giây, nghĩ mình chẳng thẹn
    Mồng một tết, nhìn ngang thế lộ, ai chậm, ai nhanh, ai sai, ai đúng, rót rượu cùng say. (Vũ Khiêu)

- Đối 1: Năm thập niên, nhìn về cuộc chiến, kẻ trung, kẻ nịnh, kẻ dại, kẻ khôn, nước mất vì ai
    Tám mươi tuổi, ngẫm lại sự đời, nào thành, nào bại, nào nhục, nào vinh, đời qua như mộng. (HTS)

- Đối 2: Trăm bó dư, quá nhiều lúa lép, mỗi hạt, mỗi bông, mỗi chồng, mỗi đống, Khiêu-‘zũ’ được gì ?
    Một đời người, ngoảnh lại nhìn chân, lão thất, lão-đặng, lão mất, lão còn, giũ-khêu lòi rác! (.2N)

7) Vế xuất “Xướng Ca” của Thơ Sĩ M-16:

Xuất: Phạm Duy cha vợ, trong bùn đỏ nhơ danh bia miệng.
    Tuấn Ngọc con rể, vũng lầy đen chết đứng "Chiều Nay..." (Thơ Sĩ M-16)

- Đối 1: Cao Kỳ bố ruột, tham đô xanh phản bội đồng bào.
    Kỳ Duyên con gái, khua môi đỏ đùa dai “Anh Ngạn…” (HTS)

- Đối 2: Chí Minh nghiệt súc, Bắc Kinh chó loài hồ chơi chạy.
    Đức Mạnh con hoang, Ba Đình heo thú nông “Huyền Tâm …” (Việt Nhân)

- Đối 3: Cần-Cụ dối đời, chút Ngậm Ngùi hãy ...Ngủ Đi Em!
    Vũ-Cù gian trá, Lật Sư lèm bèm ...Bao Cao Su. (*) (Thi lẻ Nina)

(*) Về 2 cha con Cù.

8) Vế xuất về nói lái của .2N:

Xuất: Nắng nóng nắng to - Nó nóng nó tăng (.2N)

- Đối 1: Cái lờ cái đó - Có lờ có đái! (*) (Việt Nhân)
- Đối 2: Lờ lớn lờ nhỏ - Lò lớn lò nhở. (Hai Nu)
- Đối 3: Đó tròn đó bầu - Đấu tròn đấu bò. (Nina)
- Đối 4: Có lon có đái - Cái lon cái đó. (Hai Nu)
- Đối 5: Có lon có lờ - Cớ lon cớ lò. (Hai Nu)

(*) Cái đó = cái lờ trong Nam; Giăng đáy = Giọng Nam nói là "giăng đái"

9) Câu đối viếng phu nhân Trần Quốc Vượng của Vũ Khiêu:

Xuất: Chị ra đi bát ngát Đông Tây, một cánh buồm son làn gió cuốn
    Anh ở lại ngậm ngùi kim cổ, nửa bình rượu trắng ánh trăng soi. (Vũ Khiêu)

- Đối 1: Khiêu nhắm mắt cái quan định luận, một nhân cách đen miệng đời mỉa
    Vũ quên nhà phản bội gia phong, bỏ họ theo người vì tham chút tiếng! (*) (HTS)

- Đối 2: Hồ tệ bạc đông-lào Vọng-Kiệt, hai ba tư nghìn chữa được Đô (la)
    Củ-lá thân chúi nhủi Bắc-Bình, cành nhánh sâu đốt lò Chó-bịnh. (Hai Nu)

(*) Vũ Khiêu vốn tên Đặng Vũ Khiêu, nhưng đã bỏ họ Đặng để trở thành Vũ Khiêu, thuộc dòng họ Vũ có ông Tổ là Vũ Hồn, người danh giá có gốc Tàu. Việc làm này, theo tui, là không hợp đạo lý, vì đã quên ơn dưỡng dục của dòng họ Đặng. Nghe nói tiền nhân của Vũ Khiêu được họ Vũ cho họ Đặng làm con nuôi để kế tục tông đường họ Đặng.

10) Câu đối viếng Phạm Huy Thông của Vũ Khiêu:

Xuất: Tưởng cầm kỳ thi họa thong dong bỗng bát ngát Ô giang hồn Hạng Tịch,
    Đang nam bắc đông tây hò hẹn sao vội vàng tiên cảnh gót Lưu Lang. (Vũ Khiêu)

Đối: Thấy Vũ-đại-Khiêu-dâm xử nữ hiệu cuốc-sư lông-đạo-dụ Ung (nhọt)-Hành,
    Nghe trước-sau-trái-phải Khiêu-vũ bộ-đôi đòi biếm-lú như Lão-Hẹ. (Hai Nu)

THƠ

Anh, Em Tiễn Anh Về - Thơ Tê Đê Tê

Đong Đưa Giọt Tình - Thơ ThyLanThảo

Tình Cũ - Em Thơ - Thơ Thy Lan Thảo - Tranh VyVy

Em Đừng Hỏi - Thơ Trần Trung Đạo

Gởi Em - Thơ Trần Trung Đạo

Dựng ... Cột ! - Thơ Xuan Ngoc Nguyen

Thẻ Căn Cước Và Nền Giáo Dục Nhồi Sọ - Thơ Bùi Chí Vinh

Giáo Dục - Thơ Lê Hoàng Việt - Biếm họa BaBui

Ngủ Đi Em - Thơ Huỳnh Hậu

Cái Chết Của Anh - Thơ Trúc Lê - Biếm họa BaBui

NHẠC

Bỏ Trường Mà Đi
Nhạc sĩ: Trần Đình Quân - Ca sĩ: Duy Khánh

Xin Cám Ơn! 
Nhạc sĩ: Trần Đình Quân - Ca sĩ: Khánh Ly

Khúc Tình Ca Xứ Huế
Nhạc sĩ: Trần Đình Quân - Ca sĩ: Hà Thanh

Nhớ Một Chiều Xuân
Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Đông - Ca sĩ: Hà Thanh

Chiều Mưa Biên Giới
Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Đông - Ca sĩ: Hà Thanh

Em Còn Nhớ Mùa Xuân
Nhạc sĩ: Ngô Thụy Miên - Ca sĩ: Sĩ Phú

TIẾU LÂM

1) Chú bò cộng sản

Ông nông dân nọ nuôi được một con bò đực giống, dáng rất đẹp và khoẻ, gieo giống rất nhanh có kết quả, thế là cả xã ai có bò cái cũng đem lại gieo giống. Chú bò làm việc rất hăng, chủ tha hồ mà thu tiền, chả bao lâu ông nông dân trở nên khá giả.

Chủ tịch xã thấy vậy bèn ra lệnh trưng mua con bò đem về xã. Con bò được cột trong sân ủy ban xã với đầy cỏ non, rơm mới, nước trong ...

Từ nay dân trong xã ai có bò cái phải đem lại đó gieo giống, và xã thu tiền.

Nhưng lạ thay, ngày thứ nhất rồi ngày thứ hai rồi cả tuần, bao nhiêu bò cái đem đến nó chỉ ngúc ngoắc cái đầu rồi bỏ đi nằm ăn cỏ nhai rơm, không chịu làm việc gì cả.

Chủ tịch xã tức giận gọi chủ bò cũ lại điều tra:
- Anh cho tôi biết anh đã làm gì với con bò này, tại sao về xã nó không chịu nhảy?
Ông nông dân lại gần bò rồi hỏi:
- Này bò, cũng vẫn là đám bò cái cũ thôi, sao mày lại chê?
Bò vẫy vẫy đuôi trả lời:
- Bây giờ tôi là cán bộ nhà nước rồi, thức ăn có người dâng lên sẵn rồi, tội chó gì mà phải làm việc nhiều cho mệt!

(Lượm lặt trên internet)

2) Khi thủ tướng cộng sản đi chợ

Nhân dịp Thủ tướng Hoa Lục Lý Khắc Cường đến chợ hàng hóa Chiêu Thông, khi vào quầy hàng thịt, ông ta hỏi người bán thịt:
- Công việc kinh doanh thế nào?
Đáp:
- Thông thường rất tốt, nhưng hôm nay đến một cân cũng không bán được.
Lý:
- Tại sao?
Đáp:
- Vì ngài đến, khách hàng không được vào.
Lý:
- Vậy thì tôi mua hai cân.
Đáp:
- Không bán.
Lý:
- Tại sao?
Đáp:
- Vì để đảm bảo an ninh khi ngài đến, ở đây không được có dao.
Lý:
- Dao không có, vậy tôi mua cả tảng thịt này.
Đáp:
- Cũng không thể bán được.
Lý:
- Tại sao?
Đáp:
- Bởi khi ngài chưa đến thì giá mỗi cân là 23 tệ, ngài đến thì giá mỗi cân được qui định chỉ còn 18 tệ, nếu bán bị hao mất 5 tệ.
Lý:
- Vậy anh hãy bán cho tôi miếng thịt này theo giá 23 tệ mỗi cân như thường ngày.
Đáp:
-Vậy cũng không được.
Lý ngạc nhiên:
- Tại sao thế?
Đáp:
- Bởi tôi không phải người bán thịt, thực ra tôi là một cảnh sát vũ trang.
Lý:
- Gọi đội trưởng của anh đến đây!
Đáp:
- Đội trưởng đang bán trái cây, thưa ông! *

(Lượm trên mạng)

3) Mở cửa Xe không được

Vào năm 1955 Sau khi vùi hoa dập liễu người đẹp Nông Thị Xuân và sanh ra cháu trai Nguyễn Tất Trung. Bác Hồ muốn phế cô Xuân diệt khẩu bịt miệng nên đã cùng với Trần Quốc Hoàn Bộ Trưởng Bộ Công An bàn mưu tính kế để giết vợ từ con (Nguyễn Tất Trung sau này được ông Vũ Kỳ Bí thư của Bác nuôi và đổi tên là Vũ Trung). Sau khi thi hành xong thủ đoạn bộ xậu tại Bắc Bộ Phủ đã đưa đến Bác Hồ cô Nguyễn Thi Phương Mai là một Bí Thư Tỉnh Ủy xinh đẹp.

Cô Mai đồng ý lấy Bác mặc dù Bác đã đáng tuổi Ông Nội, ông Ngoại của cô nếu như Bác Hồ tuyên bố công khai đám cưới giũa Bác và cô. Chuyện này không được Bác Bộ Phủ chấp nhận nhất là Lê Duẫn và Trường Chinh. Vì thế nên âm mưu cuả Trung Ương đảng và Bác không thực hiện được.

Khi ấy Bác Hồ tiếc rẻ một cố gái xinh đẹp lại giỏi giang nên cứ nuốt nước miếng ừng ực. Bác bèn gặp Lê Duẫn, Trường Chinh để xin được đưa cô Mai đi chơi riêng một buổi. Sau khi được phép của hai người đàn em Lê_Trường, bác Hồ bèn lấy xe hơi dùng Ma ni Quên thọc vào đầu máy xe để làm cho máy nổ.

Bác Hồ đưa cô Mai đến một địa điểm đã chọn trước. Bác ngồi lái xe bên cạnh cô Mai mà bác cứ run lên cầm cập. Bác lấy hết can đảm lấy từ túi áo ra một mảnh giấy đã viết sẵn nội dung như sau:
"Em Mai, Anh thành thật thương yêu quí mến Em và muốn Em là Vợ của Anh. Vậy nếu em đồng ý thì sau khi đọc xong trả lại tờ giấy này cho Anh. Còn ngược lại Em nên vất tờ giấy này ra khỏi cửa xe.
Anh của Em. Hồ Chí Minh"

Cô Mai cầm tờ giấy rất cảm động mở ra xem sau khi xem xong cô quay ra phía cửa xe làm gì không biết. Một lúc sau cô bèn lấy cây bút và viết gì vào trong tờ giấy và trả lại cho Bác Hồ.

Bác Hồ vô cùng sung sướng đến điên người vì người đẹp đã trả lại tờ giấy như mong đợi. Hai tay Bác run run mở tờ giấy và Bác đọc được những chữ như sau:
"Mở cửa Xe không được"

(H2O, 06/2008, vietland.net)

4) Anh hùng Phạm Tuân

Thiếu tá Phạm Tuân là phi công Việt Nam đầu tiên được lựa chọn để cùng bay với phi hành gia Nga Gorbatko lên vũ trụ. Tất nhiên Gorbatko là chỉ huy trưởng, Tuân chỉ được ngồi quan sát chứ không được lái.

Sau khi ngồi lái cả ngày, đến đêm Gorbatko bảo Tuân:
- Mày cầm lái tí nhé, tao đi đái một cái rồi vào ngay. Nhưng mà cứ giữ nguyên thế chứ đừng có vặn vẹo gì mà chết đấy!

Năm phút sau, Gorbatko trở về chui vào khoang lái, thở phào nhẹ nhõm, mặt mày tươi tỉnh. Tuân hỏi:
- Ông đi đái vào chỗ nào vậy?
- Ôi dào, đang mót đái cứng cả bụng, tao cứ thấy chỗ nào tôi tối là tao phang bừa xuống.
- Thôi chết rồi! Thế thì ông đái vào Thủ đô Hà Nội của chúng tôi rồi! (*)

(*) Bấy giờ là năm 1980. Chiến tranh đã hết nhưng Hà Nội ban đêm bị cắt điện liên tục.

5) Ai lại kêu?

Trên một chuyến tầu điện, một cha cỡ tuổi tác đã ngoài “băm” rồi nhưng phong độ vẫn còn “hừng hực” lắm, lại ngồi sát một em sồn sồn vì tầu quá đông. Cha này vì tầu chật quá nên cứ ngọ nguậy hoài. Sau cùng cha cũng tìm ra được một chỗ hợp lý nhất và… thọc tay vào đó.
- Ông làm… gì đấy?
- Tôi… làm ở ban Bình dân học vụ.
- Ông có thôi đi không?
- Tôi có xin thôi nhưng người ta không cho thôi!
- Tôi kêu lên bây giờ!
- Kêu làm gì! Bây giờ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ai lại kêu?

(Lượm trên mạng)

Chiến Y Bỏ Dở - Thơ Người Lính Già TQLC

Những Người Lính Cộng Hòa Ở Lại - Thơ Ý Nga

Ôi Mẹ Việt Nam ! - Thơ Trung Ung Le K.7/68 - Biếm họa BaBui

Hoàng Trường Sa phụ trách





Comments

Popular posts from this blog

TEST:TTN203

Test:TTN202