Hoàng Trường Sa phụ trách
|
Một Bài Thơ Không Tên - Thơ Martino Nguyễn Văn Thiệu |
CÂU ĐỐI
1) Vế xuất về nói lái của .2N:
Xuất: Nắng nóng nắng to - Nó nóng nó tăng (.2N)
Đối: Mưa đến mưa đi - Mi đến mi đưa! (.2N)
2) Vế xuất về nói lái của Khuyết danh:
Xuất: Chú chơi thử - thú chơi chữ (Khuyết danh)
3) Câu đối viếng tượng đái Võ Nguyên Giáp của Hồ Cơ:
Xuất: VĂN lo vận nước, VĂN thành VÕ
VÕ thấu lòng dân, VÕ hóa VĂN (Hồ Cơ)
4) Câu đối viếng Thủ tướng cs Võ Văn Kiệt của Thái Hữu Tình:
Xuất: Nửa DÂN nửa ĐẢNG, ông còn…KẸT!
Vừa TỘI vừa CÔNG, bác vẫn…HUỀ! (*) (Thái Hữu Tình)
(*) KẸT = KIỆT = ông Sáu DÂN; HUỀ tức HÒA (Phan văn Hòa, tên thực của ông Võ Văn Kiệt).
5) Câu đối Tết của cụ Nguyễn Khuyến:
Xuất: Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó
Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo (Nguyễn Khuyến)
- Đối 1: Bộ đội hèn vô sỉ, hàng Tàu lui lẫn bởi đại cục
Côn an ác bất nhân, đánh dân hùng hục vì vàng đô (Việt Nhân)
- Đối 2: Cả nước ngu hết sức, xương phơi lớp lớp lại lầm người
Toàn dân dại trăm đường, mắt mù loạng quạng theo lão cáo! (*) (HTS)
- Đối 3: Thi-Đình hâm quá khét, nghệ sả um tỏi (NSUT) cháy thâm sì (Th.sỉ)
Khỉ-Nguyên Hị.T (hiệu trưởng) trời ơi, Nghiện sĩ nhơ danh (NSND) thành tiền sỉ (TS)! (Nina)
- Đối 4: Ca nô rồ hết cở, 'Chiều Nay' nổ dội át tiếng heo,
Tứn ngục ngố hơn lừa, 'Việt Nam' tiêu tùng vì bầy vịt! (Hai Nu)
(*) Vào mùa thu lịch sử năm 1945 dân VN vì ngu khờ, mắt quáng gà không nhìn ra chân tướng cáo Hồ nên đã bị một vố lừa to lớn, dẫn tới bao máu đổ xương rơi, đất nước lụi tàn và lệ thuộc vào Trung cộng.
6) Vế xuất của Luân Phan:
Xuất: Vật chất phù du - Không tiền phù mỏ! (Luân Phan)
- Đối 1: Văn nô Việt cộng - Đĩ bút Việt gian! (Việt Nhân)
- Đối 2: Việt cộng phò Tàu - Việt gian phò đảng. (*) (HTS)
- Đối 3: Cộng đến đốt nhà - Cộng về đốt sách! (Việt Nhân)
(*) Đảng CSVN.
7) Vế xuất về nói lái của Quốc Bảo:
Xuất: Trà đá thuốc lào hay trà đào thuốc lá. (Quốc Bảo)
- Đối 1: Cào mặt ăn vạ để cào mạ ăn vặt! (*) (HTS)
- Đối 2: Đánh đĩ với ma hơn đánh đã với mi! (HTS)
- Đối 3: Vì cớ làm sao tức vì cáo làm sơ! (**) (HTS)
- Đối 4: Nem công chả rùa tựa nem cua chả rồng (Việt Nhân)
- Đối 5: Cái lốp xe đạp là cái láp xe độp (***) (Việt Nhân)
- Đối 6: Vợ yêu chồng ốm hơn vợ ôm chồng yếu! (Việt Nhân)
- Đối 7: Rượu nóng thịt sấu đổi rượu nấu thịt sống. (.2N)
(*) Con nít hư thường làm như ri để vòi tiền mẹ.
(**) Hỏi “vì cớ làm sao” mà VN hiện nay tăm tối, bệ rạc, nhục nhả như ri tức là đã có câu trả lời “vì cáo làm sơ”, vì Hồ Chí Minh đã làm sơ sơ theo lệnh Tàu mà ra nông nỗi này.
(***) Theo giọng Quảng Nam
8) Vế xuất về “anh hùng liệt sĩ” của Khuyết danh:
Xuất: Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ (*) (Khuyết danh)
Đối: Kiếp kiếp căm giận bầy cộng sản vong nô (HTS)
(*) Câu ghi trên Đài tưởng niệm liệt sĩ Lạc Diển- huyện Quảng Hòa- Cao Bằng.
THƠ
|
Có Một Trời Thơ - Trần Đan Hà |
|
Cảm Tạ Tình Anh - Thơ Kim Thành |
|
Cây Đàn Guitar - Thơ B.PAS |
|
Chiều Tang - Thơ Hùng Bi |
|
Bụi Đời Miền Nam vs T. Lan Đất Bắc - Thơ Trần Văn Trụi - Biếm họa BaBui |
|
Nói Với Mày, Thằng Đại Tướng Tô Lâm - Thơ Trần Văn Trụi - Biếm họa BaBui |
|
Nếu Cờ Của Trung Quốc Có Thêm Một Sao - Thơ Trần Đình Sử |
NHẠC
Những Ca Khúc Việt Dzũng: Những Bài Hát 1975 -1995
Nhạc sĩ Nhật Ngân: Tác giả và Tác phẩm
Xuân Này Con Không Về, Lính Xa Nhà ...
Nhạc sĩ Nhật Ngân
Hà Thanh hát Mộng Ban Đầu (Hoàng Trọng, Hồ Đình Phương)
Hoàng Trọng tái ngộ Tiếng Tơ Đồng (1992)
Hoàng Oanh - Những Ca Khúc Tuổi Học Trò
TIẾU LÂM
1 ) Điểm khác nhau
Trong xe buýt, hai thanh niên nói chuyện với nhau:
– Này, cậu có biết sự khác nhau giữa giấy toa-lét với chính phủ là gì không?
– Khó quá nhỉ, hai thứ không có gì liên hệ với nhau. Chịu thôi!
– Không có khác biệt gì hết, giống hệt nhau, vì cả hai thứ đều dùng để chùi đít.
Ngồi bên cạnh là một công an mật vụ, mặc thường phục. Ông ta đứng dậy và hỏi anh thanh niên nọ:
– Thế ông trả lời cho tôi, giữa ông và cái xe buýt này khác nhau ở điểm gì?
– Tôi không biết – anh thanh niên nói.
– Điểm khác nhau rất rõ: xe buýt tiếp tục đi, còn ông thì xuống xe và theo tôi về đồn công an!
– Nhưng mà… ông ơi, ông hiểu sai rồi, hồi nãy là tôi nói về chính phủ của nước Ý đấy chứ! – anh thanh niên khôn ngoan bào chữa.
– Thôi đi, đừng có mà lấp liếm. Anh tưởng tôi ngu à. Bao nhiêu năm làm trong ngành công an tôi biết rất rõ chính phủ nào là cái thứ đem chùi đít chứ!
2) Hình như
Trong lớp tiểu học, cô giáo muốn học sinh đưa ra những ví dụ về khái niệm trừu tượng. Một học sinh được cô giáo chỉ định tìm một câu mà trong đó có từ mang tính trừu tượng “hình như”.
Học sinh suy nghĩ, chưa biết nên trả lời ra sao, thì chợt thấy trên bàn cô giáo có tờ báo đảng “Diễn đàn Nhân dân”, liền nói ngay:
– Em bé cầm tờ báo đảng đi vào rừng…
– Em có lạc đề không đấy? – cô giáo hỏi – từ “hình như” trong câu này nằm ở đâu?
– Dạ thưa cô, em bé này chưa biết đọc ạ, “hình như” em bé cầm tờ báo là để dùng vào việc đi ị…
3) Logic là gì?
Một người công an đi đến hiệu sách và hỏi người bán hàng có sách gì mới không:
– Có sách vừa mới phát hành nói về logic – người bán hàng đáp.
Công an hơi lúng túng không biết logic là cái quái gì, vì thế người bán hàng cố gắng cắt nghĩa cho anh ta hiểu:
– Nhà ông có bể nuôi cá cảnh không?
– Có.
– Thế trong bể thì có cá, đúng không?
– Đúng thế, nhiều thứ cá.
– Thế cá có thích bơi không?
– Dĩ nhiên là chúng thích rồi.
– Nếu cá thích bơi thì ta dễ dàng câu bắt chúng phải không?
– Đúng thế!
– Thế khi bắt được cá thì phải làm cái gì nhâm nhi, đúng không? Khi lâng lâng rồi mà có đàn bà bên cạnh thì tuyệt, đúng không? Mà đã có đàn bà trong tay thì mọi chuyện đều ổn cả. Đấy, logic là ở đấy.
Khoái quá, công an mua quyển sách mang ngay về đồn để khoe, gặp ngay một công an khác. Anh ta hỏi:
– Cậu có cái gì thế?
– Sách.
– Sách nói về cái gì?
– Về logic.
– Logic là cái quái gì nhỉ?
– Nhà cậu có bể nuôi cá cảnh không?
– Không!
– Thế thì cậu là thằng bê-đê, làm sao mà hiểu logic!
|
Đề Thơ: Cụ Mai Dù Già! - Thơ Hai Nu & Trần Văn Trụi |
4) Bao giờ thì chúng ta có chủ nghĩa cộng sản?
Một anh đảng viên cộng sản mới được kết nạp trình diện bí thư đảng uỷ. Anh đảng viên mới hỏi:
– Thưa đồng chí bí thư, bao giờ thì chúng ta có chủ nghĩa cộng sản?
Bí thư khoác vai người đồng chí trẻ của mình dẫn ra cửa sổ, rồi hỏi:
– Đồng chí có nhìn thấy cái xe hơi to sang trọng trước trụ sở Đảng Uỷ không?
– Dạ, có!
– Đấy là xe hơi của tôi. Thế còn cái xe hơi nhỏ hơn bên cạnh?
– Dạ, có!
– Đấy là xe hơi của phó bí thư của tôi. Thế đồng chí có nhìn thấy cái xe hơi thứ ba nào không?
– Dạ, không ạ!
– Cái thứ ba đấy chính là xe của đồng chí. Nếu đồng chí nhìn thấy nó, thậm chí không cần đậu bên cạnh xe của tôi cũng được – có nghĩa là khi ấy chúng ta có chủ nghĩa cộng sản.
5) Đảng là gì hả bố?
Một học sinh từ trường về nhà hỏi bố:
– Bố à, cô giáo trong trường bữa nay nói cho tụi con nghe, Quốc hội, Chính phủ và Đảng là thế nào, nhưng mà con vẫn mù tịt, không hiểu gì hết. Bố giải thích giúp con được không?
Sau một lúc suy nghĩ để làm sao cắt nghĩa cho con dễ hiểu, người bố nói:
– Tốt nhất là thế này nghe con, bố lấy 3 thứ đó trong ví dụ về gia đình mình. Con có thể hiểu, Quốc hội trong gia đình là bố, bởi vì bố đưa ra tất cả các mệnh lệnh về công việc – tức là quyền lập pháp. Mẹ con là người thực hiện – sự thực hiện đó gọi là quyền hành pháp, là chính phủ…
– Ờ nhỉ! Nhưng còn đảng? – con trai thắc mắc tiếp.
– Đảng à con? Đảng giống như bà ngoại con vậy, vừa mù, vừa điếc nhưng việc gì cũng cứ xía loạn vô!
|
Nam Bắc Phân Ly - Thơ Trung Hiếu |
|
Vá Cờ - Thơ Hà Huyền Chi - Ảnh Nguyễn Ngọc Hạnh |
|
Dựng Cờ - Thơ Nguyễn Đình Sài |
Hoàng Trường Sa phụ trách
Comments
Post a Comment