Hoàng Trường Sa phụ trách
|
Tôi Yêu Tiếng Việt Miền Nam - Thơ Bàng Bá Lân |
CÂU ĐỐI
1) Vế xuất về nói lái của Minh Nhật Trần:
Xuất: Cười là phải thế - Thề là phải cưới (Minh Nhật Trần)
2) Câu xuất đối viếng ông Tô Văn Lai của Lê Nam:
Xuất: Tiếng nhạc lời ca trầm bổng, trắng đen văn hóa trộn màu, đồng đô xanh in nền cờ đỏ. (Lê Nam)
Đối: Tiễn Linh xuống dưới Cửu Tuyền, mặt người vàng thau lẫn lộn, tờ bạc mỏng xé toẹt thiện lương. (Lê Nam)
3) Vế xuất “Giáo Sư và Kỷ Nữ” của Lê Nam
Xuất: Hai ông Giáo rặt một phường Thương Nữ (*)
Dăm cô đào chung một khúc Hậu Đình (Lê Nam)
(*) Hai nhân vật Nguyễn Ngọc Ngạn và Tô Văn Lai trước 1975 cùng một nghề dạy học.
4) Câu đối “Lai Khứ” của Lê Nam (*):
Xuất: Lai khứ Lai lai, Lai biệt Ngạn
Ngạn lai Ngạn khứ, Ngạn lìa Lai (Lê Nam)
- Đối 1: Thị bất Như Lai, Lai tất thị
Hồi Đầu độc thị bất Như Lai... (Ngô Nghê)
- Đối 2: "Xuân Bất Tái Lai", Lai bất tái...
"Hồi Đầu Thị Ngạn:...thị vô Lai!!! (Ngô Nghê)
- Đối 3: Sơn trịnh Sơn sơn, Sơn bặt Ly
Ly sơn Ly trịnh, Ly kinh Trịnh! (**) (Nina)
- Đối 4: Sơn đến Sơn đi, Sơn bỏ Mai
Mai khóc Mai buồn, Mai nhớ Sơn (***) (HTS)
(*) Khi nhận được tin Mr. Tô Văn Lai, người sáng lập chương trình Paris by Night từ trần.
(**) Ly Sơn (Khánh Ly và Trịnh Công Sơn).
(***) Trịnh Công Sơn và Nguyễn Thị Lệ Mai (Khánh Ly)
5) Câu đối viếng ông TRẦN XUÂN BÁCH (1/1/2006) của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu:
Xuất: Đường XUÂN đã hướng đa nguyên, sao để ước mơ về Chín suối?
Chiếc BÁCH giữa dòng đơn độc, âu đành duyên nợ với Ba sinh! (Hà Sĩ Phu)
- Đối 1: Mong NGUYÊN như thế danh lưu, ai ngờ thế gian nhanh Biến cải!
Mảnh GIÁP tả tơi theo năm tháng, mới hay danh hão khó Trường tồn! (*) (HTS)
- Đối 2: Quyết CHÍ theo đường cộng sản, răng lừa dân Việt hứa Tự do?
Tường MINH ác nghiệp tên cướp nước, rứa còn chi nữa để Vinh danh! (**) (HTS)
- Đối 3: Bôi BÁC cáo chồn hóa quốc,lúc gần chết 'bác thích Nhạc tàu'!?
Mơ HỒ bả chó chính mi, cháu bác tuyên ‘câu hò Nghệ tĩnh’?! (Nina)
(*) Viếng muộn VÕ NGUYÊN GIÁP, Đại tướng cầm quần, người từng sung sướng được nghe Việt Cộng phong ẩu là “một trong 10 danh tướng của thế giới cổ kim” (sic). Cái danh hão ni đã hoàn toàn sụp đổ khi vụ các Tướng cố vấn Tàu Trần Canh, Vi Quốc Thanh đã đánh giùm cho Tướng Giáp trong các trận Biên Giới và Điện Biên Phủ được phơi bày qua các bài nghiên cứu lịch sử.
(**) Viếng muộn lão HỒ CHÍ MINH, tên Tàu khựa HỒ QUANG cướp nước. Ác nghiệp cướp nước VN cho Tàu của HCM càng ngày càng được sáng tỏ (tường minh).
6) Câu đối “Duyên Nợ” của Thơ Sĩ M-16:
Xuất: Phu phụ, phụ phu, duyên cẩu lục.
Phụ phu, phu phụ, nợ bách niên. (Thơ Sĩ M-16)
7) Câu đối khóc vợ (bà Thái Thị Huyên từ trần ngày 21-5-1936) của cụ Phan Bội Châu:
Xuất: Tình cờ động khách năm châu, hơn ba mươi năm chồng có như không, cố đứng vững mới ghê, nuốt đắng ngậm cay tròn đạo mẹ;
Khen khéo giữ bốn đức, gần bảy mươi tuổi sống đau hơn thác, thôi về mau cho khỏe, đền công trả nợ nặng vai con. (Phan Bội Châu)
Đối: Đau đáu tình quê nợ nước, non một thập niên gánh vác sơn hà, nhớ cái thuở thanh bình, Đệ-Huynh như trụ thánh trời Nam! (*)
Chí trai thời chiến loạn, hơn mười năm đối đầu giặc cọng sản, lèo lái chống xâm lăng, Tận-Nhân lực sức cùng lực kiệt! (**) (Nina)
(*) Đệ Nhất VNCH.
(**) Đệ Nhị VNCH.
8) Vài vế đối cho vế xuất về nói lái của Minh Nhật Trần:
Xuất: Trình thầy không có - Trò thầy không kính (Minh Nhật Trần)
- Đối 1: Tài sư đại dóc - Tóc sư đại dài. (.2N)
- Đối 2: Sức nhỏ mê chấp - Sấp nhỏ mê chức. (.2N)
- Đối 3: Tài thánh thiên tiên - Tiền thánh thiên tai. (.2N)
- Đối 4: Óc trò lem nhem - Em trò lóc nhóc. (.2N)
- Đối 5: Ý cô lanh nhanh - Anh cô lí nhí. (Nina)
- Đối 6: Chí lú chính mu - Chú lú chính mi. (Nina)
9) Vế xuất của Tía Tú Nớp:
Xuất: Mơ thịt cọp gặp mắm đuôi xơi muối đâm (*) (Tú Nớp Senior)
- Đối 1: Mãi đấu tranh quên tránh đâu bị trâu đánh (Tú Nớp)
- Đối 2: Tưởng cô hiền đụng đa dâm bắt đâm da! (HTS)
- Đối 3: Mộng làm-chồn (hồ) nhè lão-chồn…lòng cả chão! (Hai Nu)
(*) Thời gian đi cải tạo từ người lương thiện VNCH thành người lươn lẹo CHXHCN/VN, Tía Tú Nớp và các bạn của ông chỉ mơ được ăn muối đâm nhưng cứ nghĩ là "thịt cọp" (đâm cộp, cộp) cho nó sang!
10) Vế đối của Tú Nớp dùng làm vế xuất:
Xuất: Mãi đấu tranh quên tránh đâu bị trâu đánh (Tú Nớp)
- Đối 1: Ăn lòng trộn trợn tròng lộn chửi Trọng l... ! (Việt Nhân)
- Đối 2: Nghĩ giản đơn làm đơn giản như đang giỡn ... (Việt Nhân)
11) Vài vế đối cho vế xuất về nói lái:
Xuất: Tối anh có sang thì sáng anh có tôi. (Khuyết danh)
- Đối 1: Muối cộp cọp đâm thèm mắm cộp cọp đuôi (*) (Việt Nhân)
- Đối 2: Lò chẳng còn Tôn thì L...chẳng còn to. (Ngô Nghê)
- Đối 3: Đứng em không nói thì đói em không nứng. (Ngô Nghê)
- Đối 4: Mai chị dám tới chắc môi chị dám tái! (HTS)
- Đối 5: Mai nàng ghé chơi cùng mơi nàng ghé trai ? (**) (Việt Nhân)
- Đối 6: Chày Thu thụt thò lúc thầy Thu thụt trò (Ngát) (Việt Nhân)
- Đối 7: Đói nhìn hồ nứng khi đứng nhìn hồ nói (Việt Nhân)
- Đối 8: Đêm gã theo mái sớm mai gã theo điếm. (.2N)
- Đối 9: Tối ả chơi sang lúc sáng ả chơi tôi. (.2N)
- Đối 10: Khoái ả xài sang bửa sáng ả xài khoai. (Nina)
- Đối 11: Thu lính canh đồng chớm đông lính canh thù. (Hai Nu)
- Đối 12: Thu vịt chạy đồng đến đông vịt chạy thù. (Nina)
- Đối 13: Thối lính đi tiên lúc tiến lính đi thôi. (.2N)
- Đối 14: Đạp hồ xuất đối vẹm đội hồ xuất đáp. (Nina)
(*) Xin phép chôm câu của Tía Anh Tú Nớp.
(**) Mơi = ngày mai , tiếng địa phương miền Trung.
12) Câu đối Mừng thọ Nhà thơ Hoàng Cầm 84 tuổi của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu:
Xuất: Khúc nhạc trong thơ, mỗi tiếng thêm say hồn Lạc thổ!
Câu thơ như vẽ, thiên thu còn đọng nét Đông hồ! (*) (Hà Sĩ Phu)
- Đối 1: Lời thơ mộc mạc, từng chữ đậm vết đất Đông Hà!
Đối đáp chanh chua, trăm năm dính đầy bùn Quảng Trị! (**) (HTS)
- Đối 2: VŨ phu cực 'kỳ', xóa họ đặng xót dạ ĐẶNG gia!
KHIÊU khích hôn 'duyên', trăm năm ô uế người Nam định! (.2N)
(*) Lạc thổ, Đông hồ là quê hương của Nhà thơ Hoàng Cầm và Tiến sĩ Hà Sĩ Phu.
(**) Tự phê của HTS! Đông Hà, Quảng Trị là quê hương của Hoàng Trường Sa.
13) Vế đối của Hoàng Trường Sa dùng làm vế xuất:
Xuất: Lời thơ mộc mạc, từng chữ đậm vết đất Đông Hà!
Đối đáp chanh chua, trăm năm dính đầy bùn Quảng Trị! (HTS)
Đối: Máu Cộng xâm lăng, còn đỏ tươi trên vách Cổ Thành ...
Xương thịt dân lành, vẫn trắng... phơi "Kinh Hoàng Đại Lộ"... (Lính Đồn)
14) Câu đối “Bá Trạc - Bá Trác” của dantoc:
Xuất: Ông Bá Trạc không trạc Ông Bá Trác (*)
Ông Bá Trác không trác Ông Bá Trạc (**) (dantoc)
- Đối 1: Bác Văn Đồng chẳng đồng Bác Văn Đông (***)
Bác Văn Đông chẳng đông Bác Văn Đồng (****) (HTS)
- Đối 2: Kẻ Hôn phụ làm phụ kẻ Hôn phu
Kẻ Hôn phu làm phu kẻ Hôn phụ (Việt Nhân)
(*) Lúc ông Trạc sinh ra thì ông Trác đã gần mất. Hai ông không trạc tuổi.
(**) Ông Trác là bậc thượng của ông Trạc nên ông Trác không làm khó ông Trạc.
(***) Bác Phạm Văn Đồng (Vẹm vẫu) chẳng đồng (tài chí với) bác Nguyễn Văn Đông (nhạc sĩ VNCH).
(****) Bác Nguyễn Văn Đông (nhạc sĩ) chẳng đông (người ghét như) bác Phạm Văn Đồng (Vẹm vẫu).
THƠ
|
Gửi Em Ngày Sinh Nhật - Thơ Trần Thúc Vũ |
|
Sài Gòn - Thơ Bảo Vân |
|
Tuổi 80+ - Thơ Lính Đồn |
|
Em Có Còn (Thơ Lính Đồn) & Hồn Lỡ Làng (Thơ Nina) |
NHẠC
Những Danh Ca
Giao Linh, Phương Dung, Sơn Tuyền, Bích Phượng
Hát Cho Người Tình Phụ
10 Ca khúc Để Đời Của Chế Linh
Mộng Ban Đầu
Nhạc sĩ: Hoàng Trọng & Hồ Đình Phương - ca sĩ: Thái Thanh
LK Linh Hồn Tượng Đá, Tôi Đưa Em Sang Sông, Yêu Em Vào Cõi Chết
Tiếng Hát Thái Châu
Liên Khúc Những Đồi Hoa Sim
Nhạc Xưa Sài Gòn 1975
TIẾU LÂM
1) Sao chửi mẹ em!
Cô giáo dẫn học sinh đi tham quan công trường.
Vừa tới nơi thì xảy ra tai nạn: một công nhân rơi từ 4 ngôi nhà mới xây xuống đất.
Sau buổi tham quan cô giáo tập trung học sinh lại để rút ra bài học từ trường hợp trên :
– Theo các em, vì sao chú công nhân bị ngã ?
– Masa giơ tay : Thưa cô vì chú công nhân í không tuân thủ quy tắc an toàn lao động a.
– Rất có thể như vậy, ai có ý kiến khác nào ?
– Kôlia : Thưa cô có thể chú ấy bị cảm .
– Cũng không loại trừ khả năng này. Thế còn Vôva , em nghĩ sao ?
– Chú ấy ngã vì đã chửi mẹ em !
– Thế là thế nào ? Cô không hiểu ! Chú ấy chửi mẹ em khi nào ?
– Chú ấy bảo : thằng ôn kia, đ.m. mày đừng có rung thang nữa.
2) Sây son môi
Trong giờ học cô giáo đang giảng bài về con cò và con gấu . Để mở đầu cô giáo hỏi học sinh:
– Cô hỏi cả lớp con gì biết bay nè!
Mọi cánh tay đều giơ lên trong đó có vova là dơ cao nhất và chưa đợi cô mời cu cậu đã đứng phắt lên trả lời :
- Thưa cô là con chim ạ .
Không đúng ý cô, cô hơi bực:
- Em nghĩ vậy nhưng cô nghĩ khác , cô nghĩ đó là con cò .
- Vậy các em cho cô biết con gì sống trong rừng có lông lá đầy mình ?
Lại là vo-va:
- Thưa cô đó là con khỉ ạ!
Lần này thì cô giáo bực thiệt rồi:
- Em nghĩ vậy nhưng cô nghĩ là con gấu .Các em còn muốn hỏi gì nữa không ?
Lại cu vova:
- Thưa cô , vậy em đố cô chứ cái gì dài khoảng 10 cm , thụt ra thụt vào mà phụ nữ rất thích?
Cô giáo nghe xong đỏ cả mặt,liền mắng:
- Vova đố bậy cô đuổi em ra khỏi lớp bây giờ.
- Thưa cô cô nghĩ như thế nhưng theo em đó là……cây son môi!
|
Biếm Thơ - Thơ Ngô Nghê & Nina |
3) Quà sinh nhật
Bố Vô va vui vẻ hỏi con trai
– Này, khẩu súng lục tao tặng mày nhân dịp sinh nhật năm ngoái đâu rồi con, vẫn tốt chứ Vô va?
– Thưa cha, con thấy không cần đến nên đã đổi nó lấy đồng hồ Rolex rồi!
– Trời ơi! – Bố thất vọng kêu lên – Ngu xuẩn chưa từng có !Thế nếu có đứa nào đó gọi mày là đồ con lợn thì lấy gì mà trả lời nó hả Vô va? Chẳng lẽ lúc ấy mày lại nói với nó là 2 giờ kém 15 à?
4) Sờ rốn
Một hôm cả lớp đi cắm trại, đến tối, khi cả lớp đã ngủ, cô giáo thấy Vô va mãi cứ trằn trọc, bèn hỏi:
– Vô va, sao em không ngủ?
– Thưa cô, vì ở nhà em hay sờ rốn mẹ mới ngủ được ạ. Vô va trả lời.
Cô giáo sau 1 phút suy nghĩ thấy thương học sinh quá bèn bảo:
– Thôi được, cho phép em sờ rốn cô đấy.
Đang đêm, cô giáo thấy nhột quá, bèn bảo:
– Vôva, đấy không phải là rốn đâu.
– Dạ thưa cô, đấy cũng không phải là tay đâu ạ.
5) Bồi dưỡng
Cô giáo của VôVa rất quan tâm tới học sinh:
Một hôm cô nảy ra ý định bồi dưỡng kiến thức thêm cho những em học sinh học kém, khi sinh hoạt lớp cô nói:
– Em nào cảm thấy mình học dốt, không tiếp thu được bài giảng thì đứng lên…
Cả lớp ngồi yên, mãi sau thấy Vôva lặng lẽ đứng dậy.
Cô giáo mỉm cười nói.
– Vôva em rất dũng cảm, tại sao em lại cho là mình học dốt.
Vôva đáp:
– Em không nghĩ vậy đâu ạ, chẳng qua là em không muốn thấy cô đứng một mình thôi.
|
Em Bé Việt Nam Ơi - Thơ Trúc Lê |
Hoàng Trường Sa phụ trách
Comments
Post a Comment