TTN 47-2
- Get link
- X
- Other Apps
TRANG THƠ
NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 47-2
ThangCuiBapBRVT phụ trách
CÂU ĐỐI MỜI ĐỐI
1) Xuất đối về nói lái 1:
Ông ở Đông Âu hay ở đâu ông? (ThangCuiBapBRVT)
2) Xuất đối về nói lái 2:
Tức điếng khi mình nói tiếng Việt con mình lại nói tiếng Đức (ThangCuiBapBRVT)
3) Xuất đối về chữ Hán Nôm và địa danh:
Có nơi mô cao bằng Thăng Bình
(*) Cao=Thăng, Bình=bằng. Thăng Bình là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng khoảng 40km về phía nam.
4) Xuất đối về nói lái và địa danh:
Ông lão Phước Bình, viếng chùa Bình Phước,
cầu bình an Phước, trở lại Phước Bình.
(*) Tỉnh Bình Phước thì ai cũng biết. Còn
Phước Bình là một phường của Quận 9 thành Hồ.
Nhân tiện ghi vào đây vài câu đối nổi
tiếng được lưu truyền trong dân gian mà chưa biết tác giả là ai. Ai biết chỉ
dùm.
5) Câu đối về Lễ Bộ Thượng Thư Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng:
Tương truyền khi quan Lễ Bộ Thượng Thư Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng - thân phụ của Hoàng Thái Hậu Từ Dụ từ trần; Vua Tự Đức muốn có một câu đối để thờ Ông Ngoại. Ý Vua muốn có một câu đối là: "Đừng nói người từ trần là Ông Ta, đừng nói Ông Ngoại ta làm Quan, cũng đừng nói Ông Ngoại Ta không còn nữa, mà vẫn biết Ông Ngoại Ta đã mất và đã từng làm Quan. Cũng vậy đừng nói Ta là cháu ngoại, đừng nói ta làm Vua mà người vẫn biết Ta là cháu ngoại, đã làm Vua".
Điều kiện của Vua khó quá, Tao Đàn Thi
Xã chưa ai làm được, có một Vị nào đó (nghe nói ở Quảng Nam) viết một câu đối gởi
ra Kinh như ri:
- Ông ở đâu? Bỏ dì, bỏ cậu, bỏ công hầu,
Bỏ hưu bổng lộc đài, bỏ trần ai trong sáu cõi.
- Cháu ở lại! Còn quan, còn dân, còn xã tắc,
Còn phù châu xích huyện, còn nặng nợ với năm châu.
6) Câu đối về Bà Thái Thị Huyền - vợ chí sỹ Phan Bội Châu:
Khi
bà chánh thất của nhà Chí Sỹ Phan Bội Châu, Thái Thị Huyền (1866-1936) tạ thế.
Qua lời kể của Cụ Phan Bội Châu, bà có thể được xem là biểu tượng của thế hệ phụ
nữ Việt Nam theo truyền thống Nho Phong, âm thầm gian khổ gánh vác toàn bộ công
việc gia đình để cho Ông dồn mọi nỗ lực lo việc nước. Có một Vị, vì lòng mến mộ,
đã gởi lên báo Tiếng Dân của Cụ Huỳnh Thúc Kháng câu đối để thờ Bà:
- Nghe nói bà gian truân hiền phụ, chồng vắng nhà lo tính vẹn trăm đường,
Nhà còn tê, chồng hãy còn tê, dâu bể cuộc tàn, vùi đất ngàn thu khôn nát ngọc.
- Nhắn hỏi ông thất bại anh hùng, vợ với nước thương yêu cùng một mối,
Nước như rứa, vợ nay như rứa, non sông khí uất, đập
trời một tiếng muốn quăng gươm.
THƠ
Thơ "Anh Hùng đuổi giặc, Việt cộng giết dân" |
TIẾU LÂM
Dù không có khả năng viết chuyện cười nhưng cũng ráng viết vào đây cho
đủ "bộ tam sên".
Nhớ hồi còn trong lính, Nguyệt San Chiến
Sỹ Cộng Hòa tháng nào cũng có. Trong đó có mục "Cả trại cùng cười" do
Đặng Trần Huân phụ trách được binh sỹ thích lắm, có kể một chuyện như ri: (Lâu
quá không nhớ tựa đề) tạm thời đặt là Ngụ ngôn mà có thật.
Ngụ ngôn mà có thật
Hồi xưa, lúc khai thiên lập địa, trời
sinh vạn vật, mọi sinh vật, vì là lần đầu tiên chưa hoàn chỉnh, còn vài thiếu
sót như con trâu có tám chân, chó có ba chân, vịt chỉ có một chân, người đàn bà
thì không có chân nào. Thấy bất công, chỗ thừa, chỗ thiếu. Chó, vịt và người
đàn bà đề nghị Trời chia lại bằng cách lấy bớt chân của trâu cho chó mượn một
cái, cho đủ bốn chân.
Trâu phản đối, lý do là:
- “Chó đi dọc đường hay đái và đái nhiều lần như rứa thì chân thấm nước sẽ mục mất.”
Chó trấn an:
- "Yên tâm đi, lúc đó tui sẽ co chân
lên".
Vịt cũng xin trâu cho mượn một cho đủ
hai chân như gà. Trâu không chấp nhận, lý do là:
- “Vịt hay ngủ ngày, lúc mê ngủ chồn, cáo
sẽ rút mất chân”. Vịt hứa:
- "Không sao đâu, lúc ngủ ngày tui co
chân lên".
Người đàn bà cũng xin Trời lấy hai chân
của trâu cho Chị mượn giống như đàn ông. Lần này trâu phản đối quyết liệt và
đưa ra lý do chính đáng là:
- "Lúc chị ngủ với chồng, trong cực lạc,
cặp chân "bồ tượng" của chồng đè lên thì chân gãy là cái chắc".
Người đàn bà trấn an:
- "Khỏi lo...
khỏi lo, lúc đó tui sẽ...".
Bà Trời đang ngồi trong trướng phía sau Trời phán:
- "Dang chân càng rộng càng tốt!"
- Get link
- X
- Other Apps
Comments
Đẹp lắm rồi, cám ơn Anh Việt Nhân. Trang trọng nữa Cụ sẽ có hứng mần tiếp.
ReplyDelete