TST:TTN214

Image
TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 214 Hoàng Trường Sa  phụ trách Chúc Mừng Công Chính Lên Ngôi  - Thơ Ngô Minh Hằng CÂU ĐỐI 1) Vế xuất với câu đối về "Giàn Giao Hưởng MAGA" của M-16:

Test: TTN142

TRANG THƠ NHẠC
VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 142

Hoàng Trường Sa phụ trách

Sàigòn, Tên Gọi  Không Quên - Thơ BP461


CÂU ĐỐI

1) Vế xuất về nói lái của Nina:

Xuất: Ngủ li bì - Nghĩ lu bù. (Nina)

- Đối 1: Chê lẩm cẩm - Chăm lể kể (*) (Việt Nhân)
- Đối 2: Nổ lao láo - Não lô lố (Việt Nhân)
- Đối 3: Thụt hồng hộc - Thọc hùng hục! (HTS)
- Đối 4: Nói đầy đặn - Nắn đầy đọi. (Hai Nu)
- Đối 5: Ăn luống cuống - Uống lăn tăn. (Hai Nu)
- Đối 6: Chẹt kìn kịt - Ch.ịt kèn kẹt. (Hai Nu)

(*) Lể kể = kể lể.

2) Vài vế đối cho vế xuất về nói lái của Hai Nu:

Xuất: Họ Chu Lại Đậu - Họ Châu Lại...Chọt. (Hai Nu)

- Đối 1: Họ Đàm tiếng dởm - Họ Đờm tiếng giảm. (Nina)
- Đối 2: Họ Đàm có hưng - Họ đừng có ham. (Nina)
- Đối 3: Họ Hà Cố Tổ - Họ Hồ cố tả. (Nina)
- Đối 4: Họ Khuất Không Bóng - Họ Khống Không Bứt! (.2N)
- Đối 5: Màn trò đốt lọng - Màn trọng đốt lò (Việt Nhân)
- Đối 6: Dụ cụ mồi câu - Dụ cậu mồi cu (Việt Nhân)
- Đối 7: Họ Điểu chơi chim - Họ Điểm chơi chiêu. (Nina)
- Đối 8: Họ Đỗ thất lễ - Họ để thất lỗ. (.2N)
- Đối 9: Họ Đào cộng tụ - Họ ..ụ cộng tàu. (Nina)

3) Câu đối viết tặng một quán bán thịt Lợn của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu:

Xuất: Tiền bạc nổi trên hai mặt thớt
    Óc tim quyện dưới một dao bầu. (Hà Sĩ Phu)


4) Câu đối đề tặng cuốn sách "Suy tư và Ước vọng" của Nguyễn Thanh Giang của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu:

Xuất: Đã hiên ngang một giải Suy tư, Tài nguyên ấy kết tinh từ thuở trước!
    Lại khắc khoải bao niềm Ước vọng, Tâm lực này lưu trữ để mai sau! (Hà Sĩ Phu)


5) Câu đối về nói lái tặng khách làng chơi của Khuyết danh:

Xuất: Sống ngoài bảy chục không đeo kính
    Nằm suốt năm canh vẫn sợ gà. (*) (Khuyết danh)

Đối: Chinh chiến mười năm chữa leo đồn
    Ủ tờ không án toàn khỉ đỏ. (Hai Nu)

(*) “Đeo kính” nói lái là “kinh đéo”, “sợ gà” nói lái là “gạ sờ”.

6) Câu đối viếng Lê Duẩn của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu:

Xuất: Thêm một tuổi cho xuân tròn tám chục!
    Bớt mười năm hẳn tiếng vẹn ngàn thu! (Hà Sĩ Phu)

- Đối 1: Vơ hai vợ dành thừa sức nằm mùng
    Vét tấn vàng để trả công “phỏng giái” (Việt Nhân)

- Đối 2: Bớt một trự vẫn còn hơn mười trự!
    Thêm ngàn đời nỗi nhục chẳn ngàn đời! (*) (HTS)

- Đối 3: Hiện hai chữ 'khuyển mã' cho Nga Chệt,
    Nguyên cái ngu 'tiền hết thì In Ra..'! (Nina)

(*) Lê Duẩn là một trong 13 (hay 14) người trong Bộ Chính Trị đảng Lao Động VN (tức đảng CSVN) nhiệm kỳ 1954 tới 1960. Đây là Bộ Chính Trị đã đồng lòng ra lệnh cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công hàm 14/09/1958 gửi Chu Ân Lai thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TQ. Nỗi nhục bán nước này sẽ ngàn đời không phai nhạt!

7) Câu đối viếng Trường Chinh của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu:

Xuất: Một đời Cách mệnh vần Thơ Đỏ!
    Hai cuộc Trường Chinh lớp Sóng Hồng! (Hà Sĩ Phu)

- Đối 1: Hai hòn Hồ Mao nhục họ Đặng
    Một nghiệp Đấu Tố công tên Khu (Việt Nhân)

- Đối 2: Hai tiếng Xuân Khu trảm Mẹ Cha,
    Một phen Đấu Tố tràn Xương Máu! (Nina)

- Đối 3: Vài lần đấu Mẹ trong Cải Cách!
    Nhiều năm theo Giặc phản Quê Hương! (*) (HTS)

(*) Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, bút hiệu là Sóng Hồng. Trường Chinh phạm hai trọng tội là bất hiếu khi đích thân đấu tố Mẹ đẻ trong vụ Cải Cách Ruộng Đất và bất trung khi đã theo Hồ Quang Hồ Chí Minh phản bội quê hương để nhập nước ta vào TQ, một đất nước ông ta sùng kính, ngưỡng mộ. Trường Chinh từng chủ trương bỏ chữ Quốc ngữ để học chữ Tàu.

8) Vế xuất về nói lái của Hai Nu:

Xuất: Hết Lòng phục vụ đến hết Lòng - Có Lãi tích trử lòng có Lãi. (Hai Nu)

Đối: Bả Chó chơi chiêu trò Bả Chó - Sầu Riêng đè nặng gánh Sầu Riêng. (Nina)

9) Vế xuất “Đốt phông lông” của Hai Nu:

Xuất: Đốt phông lông chào hàng lại - Đái phông lông chào hàng lột. (*) (Hai Nu)

(*) Đề ảnh: Chào Hàng Lột!

10) Vế xuất về nói lái của Hai Nu:

Xuất: Tiếng Súng Đất Thượng - Tiếng Sướng Đất Thụng. (Hai Nu)


THƠ

Mùa Xuân Hy Vọng - Thơ Tôn Thất Phú Sĩ

 
Mùa Xuân Bỏ Trốn - Thơ Võ Ý - Biếm họa BaBui

Khi Ta Về - Thơ N Đ

Đường Xưa Lối Cũ - Thơ Lê Khắc Anh Hào


Chuyện Chiến Thắng - Thơ Hương Sài-Gòn


Khi Tôi Sinh Ra ... - Thơ Trần Khải Thanh Thủy

Công Tội Rõ Ràng - Thơ Ý Nga - Biếm họa BaBui

Bình Quân Đại Láo - Thơ Trần Khải Thanh Thủy - Biếm họa BaBui

'Chia Sẻ' Mí Thằng Khế - Thơ Nam Man - Biếm họa BaBui
(Trích Thơ CÙ NÈO, báo SàiGòn Times, Úc, số ra ngày Thứ Năm 3-11-2005)

Chạm - Thơ Loan Lili

Em Nào Biết Gì Đau - Thơ Mimosa


NHẠC

Chương Trình Đặc Biệt: Đêm nhạc TÌNH CỦA LÍNH 
Kỷ Niệm Ngày Quân Lực VNCH 19/6/2022

Kinh Khổ (Tuyển Tập)
Những Tác Phẩm của Trầm Tử Thiêng

Ngày Xưa Anh Nói - Liên Khúc Dòng Nhạc Lính VNCH 
Tình Khúc Thời Chinh Chiến Trước 1975

10 Ca Khúc Nhạc Lính VNCH Vang Bóng Một Thời 

Nhạc Lính Xưa Trước 1975 Hay Nhất Cùng Thời Gian - Ca Sĩ Ngọc Diệu


TIẾU LÂM

1) Tỏ tình nhầm người

Đang ngồi học thì con bé, ngồi bàn bên quăng qua cho mẩu giấy. Mở ra xem thì thấy “Mình thích bạn, mình hẹn hò nha”.
Ôi trời! Khỏi phải nói, tâm trạng lâng lâng, mình thích con bé từ đầu năm học cơ, mình quay sang cười mỉm với con bé một cái thật tình cảm.
Con bé e thẹn nói khẽ:
– Anh đưa cho anh ngồi bên giùm em.

Khỏi phải nói mình ức chế thế nào, vò nát mảnh giấy quăng thẳng vô mặt thằng điên ngồi kế bên. Nó ngơ ngác mở ra xem, cũng y như mình, khoái chí, cười tủm tỉm rồi bảo:
– Thích tôi sao không nói sớm, tôi cũng thích ông lâu rồi, mà ngại.


2) Sờ Nặng và Sờ Nhẹ

Tình trạng nhầm lẫn giữa chữ X và chữ S quá phổ biến. Ngay cả trong sách, báo, công văn, giấy tờ… đến các biển báocông cộng thỉnh thoảng vẫn có sự nhầm lẫn tệ hại này.

Ví dụ: Đúng ra là “THÔ SƠ” thì biển báo này lại viết là “THÔ XƠ”.

Bộ GDĐT đã phải yêu cầu giáo viên giảng giải, phân biệt thật kỹ S và X cho các em nhỏ ngay khi mới bước vào trường. Để dễ phân biệt, giáo viên gọi S là “sờ nặng” vì phát âm nặng hơn, X là “sờ nhẹ” vì phát âm nhẹ hơn. Các em vẫn thấy khó phân biệt giữa S và X.

Từ hình dáng của 2 chữ cái, giáo viên sáng kiến vẽ thêm vào chữ S để thành hình 1 con chim và S được gọi là “sờ chim”,
cũng có nghĩa là “sờ nặng”. Còn chữ X, giáo viên vẽ thêm cánh trông giống con bướm và X được gọi là “sờ bướm”,
cũng có nghĩa là “ sờ nhẹ”.

Từ đó giáo viên bắt đầu áp dụng để các em dễ nhớ và dễ phân biệt:
GV hỏi : – Sờ chim là sờ gì ?
Các em: – Sờ chim là sờ nặng ạ !

GV hỏi : – Sờ bướm là sờ gì ?
Các em: – Sờ bướm là sờ nhẹ ạ !

GV lại viết chữ S và chữ X to lên bảng và khoang tròn chữ X.
Lúc này chữ X nằm bên trong vòng tròn còn chữ S nằm ngoài vòng tròn.

GV hỏi : – Sờ trong là sờ gì ?
Các em: – Sờ trong là sờ bướm ạ !

GV hỏi : – Sờ ngoài là sờ gì ?
Các em: – Sờ ngoài là sờ chim ạ !

Áp dụng vào các câu, từ cụ thể
GV hỏi : – Sung sướng là sờ gì ?
Các em: – Sung sướng là sờ chim ạ !

GV hỏi : – Xấu Xa là sờ gì ?
Các em: – Xấu Xa là sờ bướm ạ !

GV hỏi : – Sản Xuất là sờ gì ?
Các em: – Sản Xuất là sờ cả chim, sờ cả bướm ạ !

Theo cách đó, tự các em phân biệt S và X trong mọi câu-từ khác như :
– Sẵn sàng là sờ chim
– Xa xỉ là sờ bướm
– Xuyên Suốt là sờ cả bướm, sờ cả chim
– Sâu Sắc là sờ chim
– Xinh xắn là sờ bướm
– Xuất Sắc là sờ cả bướm, sờ cả chim
– Sáng Suốt là sờ chim
– Xao Xuyến là sờ bướm
– Xài Sang là sờ cả bướm, sờ cả chim
– Lịch Sự (*) là sờ chim
– v.. v..

Cứ thế các em phân biệt rất rõ S và X.

Tuy nhiên 1 em lại hỏi: “Thưa thầy, bố em thường gọi thủ trưởng là Sếp còn mẹ em thì gọi là Xếp. Vậy thủ trưởng là Sờ gì ạ ?”

Thầy (suy nghĩ 1 lúc) trả lời: “Đã là thủ trưởng rồi thì Sờ gì mà chẳng được ! Chính vì thế mà ai cũng muốn lên làm lãnh đạo đấy các em ạ ! ”


Bà Nội Mới - Thơ Sung Le

Bác Hồ Bị Quả Báo - Thơ Trúc Lê - Biếm họa BaBui

Như Bả Chó Nhớ ...! - Thơ Hai Nu - Biếm họa BaBui


3) Bố 'khổ' vì cô giáo

Cô giáo bảo Vova:
- Em học lười thì chỉ làm khổ bố mẹ thôi.
- Bố em lại bảo rằng, chính cô mới làm bố khổ, phải suy tư nhiều và thỉnh thoảng còn mất ngủ nữa.
- Em không đùa đấy chứ?
Thoáng đỏ mặt, cô giáo hỏi lại:
- Em nói rõ hơn đi?
- Vâng ạ, vì cô cho nhiều bài tập về nhà quá, bố em làm không xuể.

(K.T sưu tầm)

4) Mách Mẹ

Giờ cơm, bố nhắc nhở con gái:
- Sao con lại vừa ăn vừa xem phim thế kia? Có tin bố mách với cô giáo con không?

Buổi tối thấy con gái xem phim hoạt hình, ông bố lại tiếp tục càm ràm:
- Suốt ngày chẳng chịu học hành gì cả, cứ cắm mặt vào ti vi. Hôm nào bố phải nói lại với cô giáo của con mới được.

- Lúc nào bố cũng nhắc đến cô giáo cả! - cô con gái đáp - Bố có tin là con mách mẹ không?

(K.T sưu tầm)

5) Chung Thủy

Jim nói với cô bồ:
- Bất cứ điều gì em muốn anh sẽ làm, nhưng còn chuyện cạo râu thì không bao giờ nhé.

Còn ở nhà thì anh ta bảo vợ:
- Anh để râu để chứng minh cho em thấy sự thủy chung của anh.

Một hôm, cô bồ của Jim cảm thấy nghi ngờ rằng Jim là một người đã có vợ. Cô ta nói:
- Em sẽ không yêu anh nữa nếu anh không chịu cạo râu đi.

Mặc cho Jim năn nỉ hết lời, cô gái vẫn không đồng ý, cuối cùng Jim phải nhượng bộ và cạo đi bộ râu của mình. Thế rồi tối đó, khi trở về nhà Jim cảm thấy hối hận khi đã lừa dối người vợ chung thủy của mình và sợ sẽ phải thú nhận sự thật. Jim nhẹ nhàng leo lên giường nằm kế bên vợ mình. Cô vợ liền quay sang ôm mặt anh ta và thì thầm nói: 
- Anh yêu, hôm nay không được đâu, gã chồng râu rậm của em sẽ về nhà bất cứ lúc nào đấy!

(Lượm trên mạng)

Ảo Thuật Gia IMad


Hoàng Trường Sa phụ trách



Comments

Popular posts from this blog

TEST:TTN203

Test:TTN202